Trung Quốc khởi động cơ chế về 'các thực thể không đáng tin cậy' trả đũa Mỹ

19/09/2020 16:00 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 19/9, Trung Quốc thông báo đã chính thức thực thi cơ chế giúp nước này hạn chế "các thực thể không đáng tin cậy của nước ngoài", một động thái mà giới phân tích cho là đòn trả đũa của Bắc Kinh trước các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc như tập đoàn viễn thông Huawei.

Truyền thông Trung Quốc: ByteDance sẽ không bán hoạt động của TikTok tại Mỹ cho Oracle 

Truyền thông Trung Quốc: ByteDance sẽ không bán hoạt động của TikTok tại Mỹ cho Oracle 

Kênh truyền hình tiếng Anh CGTN của Trung Quốc ngày 14/9 dẫn các nguồn tin cho biết công ty ByteDance sẽ không chuyển nhượng các hoạt động của ứng dụng TikTok tại Mỹ cho tập đoàn Oracle Corp hay Microsoft Corp, cũng như không cung cấp mã nguồn nền tảng chia sẻ video này cho bất cứ công ty nào của Mỹ. 

Thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc không đề cập tới bất kỳ thực thể nước ngoài cụ thể nào, song nêu lên những yếu tố có thể khiến nước này có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt, trong đó có phạt hay hạn chế các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Trung Quốc, cũng như hạn chế nhân sự hay đưa thiết bị vào nước này. 

Trung Quốc sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể "làm tổn hại tới chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích phát triển" hoặc vi phạm "các quy định thương mại, kinh tế được cộng đồng quốc tế chấp nhận".

Chú thích ảnh
Trung Quốc trả đũa Mỹ

Trung Quốc có động thái trên trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa nước này với Mỹ gia tăng. Mỹ đã dùng "danh sách thực thể không đáng tin cậy" của mình để cấm tập đoàn Huawei tham gia thị trường nước này với lý do bảo vệ an ninh quốc gia. 

Mới đây nhất, ngày 18/9, Bộ Thương mại Mỹ thông báo mọi động thái phân phối hoặc duy trì WeChat hoặc TikTok trên các cửa hàng ứng dụng trực tuyến sẽ bị cấm từ ngày 20/9. Ngoài ra, việc lưu trữ hoặc chuyển lưu lượng truy cập Internet liên quan đến WeChat sẽ bị cấm từ 20/9.

Lệnh cấm tương tự với ứng dụng TikTok sẽ có hiệu lực muộn hơn, kể từ ngày 12/11. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cáo buộc các ứng dụng này của Trung Quốc "đe dọa an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế Mỹ".

Bộ Thương mại Trung Quốc đã kiên quyết phản đối quyết định trên của Mỹ, đồng thời nêu rõ nếu Mỹ không sửa chữa sai lầm của mình, Bắc Kinh sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ những lợi ích hợp pháp của các công ty Trung Quốc.

Minh Châu/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm