Thưởng Tết 2019: Người lao động hồi hộp chờ đến giờ G

13/12/2018 10:32 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là tới Tết Dương lịch 2019 và hơn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, thưởng Tết đang là vấn đề quan tâm của nhiều người lao động dịp cuối năm.

Xem bắn pháo hoa, ngắm đường hoa Tết Dương lịch, miễn phí qua trạm Pháp Vân Tết Nguyên đán

Xem bắn pháo hoa, ngắm đường hoa Tết Dương lịch, miễn phí qua trạm Pháp Vân Tết Nguyên đán

UBND TP đề xuất bắn pháo hoa 1 điểm tầm cao tại đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn, quận 2 và 1 điểm tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen tại quận 11.

Hàng năm, Bộ LĐTB&XH đều yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo kế hoạch thưởng Tết, như năm ngoái, mức thưởng Tết 2018 các doanh nghiệp phải báo cáo trước ngày 20/12.

Năm nay, dù đã gần tới thời hạn trên, nhưng thông tin về thưởng Tết từ các doanh nghiệp khá nhỏ giọt. Cùng nhìn lại một số mức thưởng Tết trong các năm gần đây.

Thưởng Tết năm 2018

Thưởng Tết dương lịch: Cao nhất đạt 1,5 tỷ đồng. Trên cơ sở báo cáo của trên 26.800 doanh nghiệp gửi về Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, tiền thưởng tết dương lịch có mức thưởng bình quân là 1,1 triệu đồng/người, bằng 91,9% so với năm 2017.

Mức thưởng thấp nhất là 30.000 đồng/người (tại doanh nghiêp dân doanh và doanh nghiệp FDI tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình và Bình Dương), bằng với mức của năm 2017.

Người có mức thưởng cao nhất tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở TP HCM là 1,5 tỷ đồng.

Thưởng tết 2019, Thưởng tết, Nghỉ tết 2019, Mức thưởng tết 2019, Thưởng tết dương lịch, thưởng tết dương lịch 2019, thưởng tết nguyên đán, thưởng tết nguyên đán 2019, Tết

Thưởng Tết Nguyên đán: Cao nhất đạt hơn 850 triệu đồng. Mức thưởng bình quân bằng khoảng 1 tháng lương (5,5 triệu đồng/người), tăng 13 % so với năm 2017 (4,8 triệu đồng/người).

Người có mức thưởng cao nhất tại doanh nghiệp dân doanh ở TP HCM là 855,1 triệu đồng.

Mức thưởng Tết thấp nhất là 20 ngàn đồng/người (tại doanh nghiệp dân doanh ở tỉnh Vĩnh Phúc), bằng 40% so với năm 2017 (50.000 đồng/người).

Thưởng Tết năm 2017

Thưởng Tết Nguyên Đán: Mức cao nhất là 1 tỉ đồng. Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH trên 2.000 doanh nghiệp cho thấy, mức thưởng bình quân đạt khoảng 1 tháng lương, khoảng 4.900.000 đồng/tháng, bằng 96 % so với năm 2016.

Người có mức thưởng cao nhất tại doanh nghiệp FDI tại TP HCM là 1 tỉ đồng.

Mức thưởng thấp nhất được thống kê là 50.000 đồng/tháng (tại doanh nghiệp dân doanh ở tỉnh Bến Tre, tại doanh nghiệp FDI ở các tỉnh Thái Bình, Tây Ninh, Hải Dương), cao hơn so với mức năm 2016 là 40.000 đồng/người.

Thưởng tết dương lịch: Mức thưởng bình quân là 1.253.000 đồng/người, tăng 6,2 % so với mức thưởng tết dương lịch năm 2016. Mức thưởng tết dương lịch thấp nhất là 30.000 đồng/người, tại doanh nghiệp FDI tại Thanh Hoá.

Thưởng Tết năm 2016

Tết Nguyên Đán: Mức thưởng cao nhất là trên 620 triệu đồng. Báo cáo cáo của trên 13.100 doanh nghiệp cho thấy, mức thưởng bình quân khoảng 01 tháng lương (khoảng 5,53 triệu đồng/người, tăng 15,7% so với thưởng Tết nguyên đán 2015).

Người có mức thưởng cao nhất là 624 triệu đồng/người (doanh nghiệp FDI ở Hải Dương). Người có mức thưởng thấp nhất là 40.000 đồng/người (doanh nghiệp FDI ở Bình Phước).

Tết dương lịch: Mức cao nhất trên 2 tỉ đồng. Mức thưởng bình quân khoảng 1,18 triệu đồng/người, tăng 1,6% so với năm 2015 (1,16 triệu đồng/người).

Người có mức thưởng cao nhất là 2,02 tỉ đồng/người (doanh nghiệp FDI ở TP HCM). Người có mức thưởng thấp nhất là 24.000 đồng/người (doanh nghiệp FDI ở Thái Bình).

Tiền thưởng Tết dương lịch 2019 và Nguyên Đán Kỷ Hợi có phải đóng BHXH?

Từ ngày 1/1/2018, mức đóng BHXH tính trên tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác, vậy tiền thưởng Tết dương lịch 2019 và Nguyên đán tới đây có được xem là "khoản bổ sung" và phải tính đóng BHXH?

Thưởng tết 2019, Thưởng tết, Nghỉ tết 2019, Mức thưởng tết 2019, Thưởng tết dương lịch, thưởng tết dương lịch 2019, thưởng tết nguyên đán, thưởng tết nguyên đán 2019, Tết

Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, từ 1/1/2018, tiền lương đóng BHXH bao gồm: Mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác”.

Tuy nhiên,việc tính đóng BHXH ở nội dung “các khoản bổ sung” khác không có nghĩa là gồm tất cả các khoản khác gộp lại.

Để quy định cụ thể “các khoản bổ sung” không làm căn cứ tính BHXH, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư số 47/2015 về quy định về các khoản không tính làm căn cứ đóng BHXH.

Cụ thể: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Các khoản không tính đóng BHXH, còn gồm: Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác...

Căn cứ vào quy định trên, khoản tiền thưởng Tết không có tính thường xuyên, liên tục và cố định. Do đó khoản tiền này sẽ không làm cơ sở tính đóng BHXH theo quy định của Luật BXHH năm 2014.

Quy định về thưởng Tết

Theo qui định của pháp luật, tiền thưởng Tết không mang tính bắt buộc mà phụ thuộc vào từng doanh nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động. 

Tiền thưởng tết Nguyên đán sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động với doanh nghiệp thông qua Quy chế khen, thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc và có sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. 

Trên thực tế, một số hình thức thưởng Tết mà các doanh nghiệp Việt Nam thường thực hiện đó là: Thưởng theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Thưởng theo kết quả công việc của người lao động; Thưởng lương tháng 13 theo xếp loại công việc/phòng ban hoặc theo mức lương thực nhận mỗi tháng.

Ngoài ra, thâm niên công tác tại doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng để xác định thưởng Tết. Các doanh nghiệp cũng có thể kết hợp nhiều yếu tố nói trên để xác định mức thưởng Tết cho người lao động của mình.

Làm thêm vào ngày Tết

Điểm c khoản 1 Điều 97 Bộ luật trên quy định, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, được trả lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.

Như vậy, nếu người lao động làm thêm giờ trong dịp Tết Âm lịch sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường.

Làm thêm vào ban đêm Tết Âm lịch

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động, người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường; Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Hưởng nguyên lương

Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2012 nêu rõ, Tết Dương lịch (1/1), Tết Âm lịch là hai dịp mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương. Cụ thể, Tết Âm lịch 2019, NLĐ làm việc tại cơ sở có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần (nghỉ vào ngày Chủ nhật hằng tuần) sẽ được nghỉ 6 ngày liên tục.

Còn NLĐ làm việc tại cơ sở có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần (nghỉ vào ngày Thứ bảy và Chủ nhật hằng tuần) sẽ được nghỉ 9 ngày liên tục.

Lịch nghỉ Tết Âm lịch từ thứ hai 4/2/2019 (30 tháng Chạp năm Mậu Tuất) đến hết thứ sáu 8/2/2019 (mùng 4 tháng Giêng năm Kỷ Hợi). Như vậy, tính cả thứ bảy, chủ nhật, lịch nghỉ Tết Âm lịch có tổng cộng 9 ngày 

Với các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghỉ cố định thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, Thủ tướng yêu cầu cần căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ tết cho phù hợp.

Tết Dương lịch sẽ nghỉ từ thứ hai (ngày 31/12/2018) đến hết thứ ba (ngày 1/1/2019) và đi làm bù vào thứ bảy (ngày 5/1/2019). Như vậy, cộng thêm ngày thứ Bảy và Chủ Nhật thì lịch nghỉ tết dương lịch người lao động sẽ nghỉ liền bốn ngày.

Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch, do vào cuối tuần nên cán bộ - công chức nghỉ từ ngày 13 đến hết ngày 15/4/2019 tức là từ thứ 7 tuần trước đến thứ 2 tuần kế tiếp.

Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày quốc tế lao động 1/5, công chức sẽ nghỉ từ thứ hai (ngày 29/4/2019) đến hết thứ tư (ngày 1/5/2019); đi làm bù vào thứ bảy (ngày 4/5/2019). Tính cả thứ bảy, chủ nhật, dịp 30/4-1/5 tổng cộng người lao động có nghỉ 5 ngày từ 27/4 đến 1/5/2019.

Quốc khánh 2/9, cùng với hai ngày nghỉ cuối tuần, người lao động được nghỉ ba ngày liền từ 31/8 đến 2/9.

Thảo Vy (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm