Sáng 5/8, thế giới đã có hơn 700.000 người tử vong vì Covid -19

05/08/2020 08:48 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, tính đến 8h sáng 5/8 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu là 18.690.450 ca, trong đó có 703.333 người tử vong.   

Dịch COVID-19: Ấn Độ ghi nhận hơn 48.000 ca, Singapore vượt 50.000 người 

Dịch COVID-19: Ấn Độ ghi nhận hơn 48.000 ca, Singapore vượt 50.000 người 

New Delhi dẫn thông báo của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ ngày 26/7 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 48.661 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong 24h qua, nâng tổng số bệnh nhân lên hơn 1,38 triệu người, trong đó có 32.063 trường hợp tử vong.

Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 11.907.414 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm còn 65.437 ca và 6.014.266 ca đang điều trị tích cực.   

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vẫn tiềm ẩn nguy cơ lớn. Diễn biến dịch bệnh cực đoan, đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi một số quốc gia đối mặt với nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ hai, thứ ba. Nhiều nước đã quyết định lùi thời gian mở cửa nền kinh tế, đồng thời tái áp đặt các biện pháp giãn cách.   

Tại châu Á, Ấn Độ là nước bị ảnh hưởng nhất, với 1.906.613 ca nhiễm và 39.820 ca tử vong. Tiếp đến là Iran với 314.786 ca nhiễm và 17.617 ca tử vong. Saudi Arabia và Pakistan đều có hơn 280.000 ca nhiễm, trong khi số ca tử vong tại Pakistan cao thứ ba khu vực, với 5.999 ca.   

Châu Mỹ hiện là điểm nóng nhất của đại dịch COVID-19 với số ca nhiễm đặc biệt tăng mạnh trong những ngày gần đây tại Mỹ, Brazil, Mexico... Hiện Mỹ Latinh và Caribe là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với khoảng 5 triệu trường hợp mắc bệnh và hơn 203.000 ca tử vong. Ngày 4/8, Giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) Carissa Etienne nhận định đại dịch COVID-19 đang có "tác động mang tính tàn phá" đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe tại khu vực Mỹ Latinh.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mexico City, Mexico, ngày 1/8/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Bà Etienne nhấn mạnh tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, bao gồm việc đình chỉ các chiến dịch tiêm chủng thông thường; làm gia tăng các vấn đề trong việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ và các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp và tiểu đường; và gây ra tình trạng thiếu thuốc điều trị HIV/AIDS và bệnh lao. Theo khảo sát của PAHO tại 27 quốc gia châu Mỹ, 50% các chương trình chăm sóc y tế nhằm kiểm soát bệnh tiểu đường và tăng huyết áp đã bị dừng lại. Tại một số quốc gia, các hoạt động thăm khám thai kỳ đã giảm 40% so với năm ngoái.     

Mỹ đã bắt đầu tiến hành các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đối với một loại thuốc được bào chế nhằm chống lại virus SARS-CoV-2. Thuốc có tên gọi LY-CoV555 do công ty công nghệ sinh học AbCellera Biologics của Canada phát triển nhận dạng trong một mẫu máu của một bệnh nhân mắc COVID-19 đã hồi phục. Sau đó Phòng thí nghiệm  Lilly có trụ sở tại Mỹ đã hợp tác với Abcellera phát triển tổng hợp để sản xuất hàng loạt.   

Tại châu Âu, Nga hiện là nước ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất khu vực, với 861.423 ca trong khi Anh ghi nhận nhiều ca tử vong nhất với 46.210 ca.   

Phát ngôn viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Christian Lindmeier ngày 4/8 cho biết họ coi các thông tin về vaccine ngừa COVID-19 của Nga là "khả quan", song điều quan trọng là phải trải qua tất cả các giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm.     

Theo Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), vaccine đầu tiên của Nga ngừa COVID-19 dự kiến sẽ được đăng ký giấy phép trong vòng 10 ngày tới. Bộ Quốc phòng Nga ngày 4/8 thông báo rằng các tình nguyện viên thử nghiệm loại vaccine, được phát triển cùng với Viện nghiên cứu dịch tễ và vi trùng học Gamaleya, đã cho thấy phản ứng miễn dịch mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Theo Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, nước này đang lên kế hoạch triển khai tiêm phòng vaccine đại trà vào tháng 10 tới.   

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế kiểm tra mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính phủ Đức ngày 4/8 đã quyết định dỡ bỏ một phần cảnh báo du lịch đối với Thổ Nhĩ Kỳ, với lý do "tỷ lệ lây nhiễm thấp". Thông báo trên trang web của Bộ Ngoại giao Đức cho biết cảnh báo chính thức đối với các chuyến du lịch tới tỉnh Antalya thuộc vùng Địa Trung Hải cũng như các tỉnh Izmir, Azdin và Mugla ở khu vực Aegean đã bị dỡ bỏ.     

Đối với các tỉnh còn lại của Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Ngoại giao Đức tiếp tục cảnh báo chống lại các chuyến du lịch không cần thiết. Theo Bộ Ngoại giao Đức, du khách trở về từ các khu vực được dỡ bỏ cảnh báo du lịch vẫn phải tuân theo các yêu cầu của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và 48 giờ trước khi quay trở về Đức, họ phải được xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2, chi phí do du khách tự chi trả, các trường hợp dương tính sẽ phải được kiểm dịch và tự liên hệ điều trị y tế ở Thổ Nhĩ Kỳ.     

Châu Phi hiện ghi nhận gần 970.000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 20.600 ca tử vong. Liên minh châu Phi (AU), gồm 55 quốc gia thành viên đã ghi nhận thêm 10.985 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua và 324 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong ở lục địa này là 20.612 trường hợp. Nam Phi là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất ở châu Phi về số trường hợp mắc COVID-19, tiếp đó là Ai Cập, Nigeria, Ghana, Algeria, Morocco... Trong bối cảnh, đại dịch COVID-19 đang lây lan nhanh và rộng khắp trên Lục địa Đen, hiện 34 quốc gia châu Phi vẫn đóng cửa hoàn toàn biên giới để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.   

Trong một thông báo ngày 4/8, Bộ trưởng Các vấn đề Truyền thông của Jordan - ông Amjad Adaileh cho biết quyết định mở lại các sân bay cho chuyến bay quốc tế dự kiến từ 5/8 đã được hoãn lại dựa trên các khuyến nghị từ ủy ban phòng chống dịch COVID-19. Trong thông báo tháng trước, Chính phủ Jordan nói rằng các chuyến bay sẽ được nối lại giữa Jordan và một số nước có tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát.     

Trong ngày 4/8, Jordan thông báo phát hiện thêm 6 ca nhiễm COVID-19, tất cả đều là hành khách trở về từ nước ngoài, đưa tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này lên 1.224 trường hợp.

Thanh Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm