Rác thải khẩu trang - thách thức lớn đối với ngành tái chế

19/05/2021 16:11 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Khẩu trang y tế dùng một lần đang được coi là vũ khí hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 129 tỉ chiếc khẩu trang dùng một lần được sử dụng mỗi tháng.

Liên minh Chấm dứt Rác thải nhựa ưu tiên vào khu vực Đông Nam Á

Liên minh Chấm dứt Rác thải nhựa ưu tiên vào khu vực Đông Nam Á

Liên minh Chấm dứt Rác thải nhựa (AEPW) ngày 27/8 cho biết sẽ dành nhiều ưu tiên trong quỹ 1 tỷ USD của mình cho việc xử lý rác thải nhựa tại Đông Nam Á.

Sau đó, chúng bị vứt vào thùng rác với điểm đến là các bãi chôn lấp rác hoặc bị đem đi đốt. Chúng còn bị vứt ra đường, ra sông và đại dương, làm trầm trọng thêm một "đại dịch" đang diễn ra là ô nhiễm rác thải nhựa và đe dọa tới sự sống của các loài động vật hoang dã.   

Trước thực trạng trên, các nhà nghiên cứu và công ty trên thế giới đang tìm ra các biện pháp để tái chế rác thải khẩu trang thành những vật dụng hữu ích.   

Tại Anh, một vài bệnh viện đã mua máy ép rác thành khối của Tập đoàn Thermal Compaction có trụ sở tại Cardiff. Máy này có thể nấu chảy rác thải từ đồ bảo hộ y tế và khẩu trang y tế và ép khối. Vật liệu này được dùng làm ghế và bàn để trong vườn trong khuôn viên của bệnh viện.   

Chú thích ảnh
Thu gom khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi trên một bãi biển ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó, tại Pháp, công ty tái chế Tri-o et Greenwishes đã cung cấp dịch vụ tái chế rác thải khẩu trang cho khoảng 30 khách hàng, trong đó có các bệnh viện ở Paris, đài truyền hình TF1 và Tập đoàn cung cấp vật liệu xây dựng Saint-Gobain.

Cụ thể, công ty cung cấp cho khách hàng các thùng rác đặc biệt để đựng khẩu trang đã sử dụng, với phí thu rác là 250 euro (300 USD)/tháng. Sau đó, tại nhà máy tái chế của công ty, nhân viên trong bộ đồ bảo hộ nhặt khẩu trang từ các thùng rác này, khử trùng và để trong vòng một tuần trước khi tiến hành các bước xử lý tiếp theo gồm cắt nhỏ, khử trùng và chiết xuất polypropylene có trong khẩu trang thành những hạt nhỏ để làm thảm trải sàn hoặc phụ tùng bằng chất dẻo khác trong ô tô.   

Đến nay, công ty Tri-o et Greenwishes đã tái chế 1 tấn rác thải khẩu trang và hy vọng xử lý 20 tấn nữa cho đến cuối năm nay. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần rất nhỏ trong vô số rác thải khẩu trang trên thế giới. Theo báo cáo của Quốc hội Pháp công bố vào tháng 1, có khoảng 40.000 tấn rác thải khẩu trang trong năm 2020 mà không được tái chế.   

Còn ở thành phố Trenton, bang New Jersey (Mỹ), công ty TerraCycle đang bán "thùng rác zero" để đựng khẩu trang đã sử dụng với giá 88 USD. Những khẩu trang này sau đó được đưa tới các cơ sở đối tác của công ty để tái chế thành hạt nhựa nhỏ, tiếp đó đem bán cho các nhà sản xuất để làm ghế dài, phủ sàn, kệ gỗ dùng trong vận chuyển.   

Tại Australia, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne đang tiến hành thí nghiệm với các giải pháp tái chế rác thải khẩu trang. Sau khi được thu thập, khử trùng và cắt nhỏ, khẩu trang được trộn với sỏi dùng trong xây dựng để thành một chất liệu chắc khỏe, có độ đàn hồi dùng vào làm đường. Bên cạnh đó, Viện cũng đang nghiên cứu để tái chế rác thải khẩu trang thành xi măng dùng trong xây dựng.

Minh Châu/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm