Interpol truy nã cựu Chủ tịch Nissan Carlos Ghosn, Liban bác bỏ khả năng dẫn độ

02/01/2020 21:20 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Bộ trưởng Tư pháp Liban ngày 2/1 thông báo nước này đã nhận được Lệnh truy nã Đỏ của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đối với cựu Chủ tịch hãng Nissan Motor của Nhật Bản - ông Carlos Ghosn.

Cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ nhận tội nhận hối lộ

Cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ nhận tội nhận hối lộ

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, cựu Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei) đã nhận tội trong phiên tòa xét xử ngày 20/6 sau khi các công tố viên cáo buộc ông nhận khoản tiền hối lộ 14,5 triệu nhân dân tệ (2,11 triệu USD).

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Albert Serhan cho biết Lệnh truy nã Đỏ của Interpol được gửi tới các công tố viên Liban trong sáng 2/1. Ông khẳng định các công tố viên Liban sẽ thực hiện chức trách của mình, trong đó bao gồm cả việc thẩm vấn ông Ghosn. Mặc dù vậy, ông Serhan nêu rõ rằng Liban và Nhật Bản không có thỏa thuận về dẫn độ, theo đó loại trừ khả năng Beirut sẽ trao trả nhân vật này cho Tokyo. 

Chú thích ảnh
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Nissan Motor, ông Carlos Ghosn tại Tokyo, Nhật Bản ngày 3/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Lệnh truy nã Đỏ do Tổng thư ký Interpol ban hành theo yêu cầu của các quốc gia thành viên hoặc một tòa án quốc tế, dựa trên một lệnh bắt giữ hợp lệ của một quốc gia. Lệnh truy nã Đỏ của Interpol yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới phải xác định địa điểm ẩn náu và tiến hành tạm giữ một đối tượng đang bị truy tìm để sau đó tiến hành truy tố hoặc bắt giam. Tuy nhiên, Lệnh truy nã Đỏ không phải là lệnh bắt giữ quốc tế, do đó không mang tính ép buộc về mặt pháp lý. Mỗi quốc gia thành viên có quyền tự quyết định giá trị pháp lý đối với Lệnh truy nã Đỏ trong biên giới của mình. 

Cũng trong ngày 2/1, các công tố viên Nhật Bản đã lục soát nhà riêng của ông  Ghosn tại thủ đô Tokyo. Hiện cơ quan công tố và cảnh sát Nhật Bản chưa bình luận gì về việc ông Ghosn bỏ trốn khỏi Nhật Bản do các cơ quan này vẫn đang trong kỳ nghỉ Năm mới.

Ông Ghosn đã lãnh đạo Nissan trong hai thập kỷ và tạo ra một trong những liên minh ô tô lớn nhất thế giới cùng hai hãng sản xuất ô tô Renault SA (Pháp) và Mitsubishi Motors (Nhật Bản) trước khi bị buộc tội không kê khai khoản thù lao ông được nhận khoảng 9 tỷ yên (83 triệu USD) trong 8 năm tính đến hết tháng 3/2018. Ngoài tội danh không kê khai khoản thù lao hàng triệu USD nói trên, ông cũng bị cáo buộc lạm dụng tín nhiệm sử dụng tiền của hãng Nissan phục vụ lợi ích cá nhân. Ông Ghosn đã phủ nhận tất cả các tội danh. Cựu Chủ tịch Nissan bị bắt giữ hồi tháng 11/2018 với các cáo buộc gian lận tài chính. Ông được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh với điều kiện ông này không được phép rời khỏi Nhật Bản. Dự kiến, Tòa án Tokyo bắt đầu xét xử ông vào tháng 4/2020.

Tuy nhiên, ngày 29/12/2019, ông Ghosn đã bất ngờ trốn khỏi Nhật Bản để sang Liban, quá cảnh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Phía Liban khẳng định cựu Chủ tịch Nissan Motor nhập cảnh hợp pháp (bằng hộ chiếu Pháp) và sẽ không phải đối mặt bất cứ hậu quả pháp lý nào.

Thanh Phương - TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm