Dịch COVID-19: Gần nửa triệu người tại 198 quốc gia và vùng lãnh thổ nhiễm bệnh

26/03/2020 08:34 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Theo thống kê của trang Worldometers.info, tính đến 8h sáng 26/3 (theo giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn thế giới là 468.644 người, trong khi số ca tử vong là 21.191 người. Đại dịch COVID-19 đến nay đã lây lan ra 198 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.   

Số ca tử vong do COVID-19 tại Italy tăng lên hơn 4.000 người

Số ca tử vong do COVID-19 tại Italy tăng lên hơn 4.000 người

Phóng viên TTXVN tại Italy dẫn số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết, trong ngày 20/3, Italy đã ghi nhận thêm 627 ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tại quốc gia Nam Âu này lên thành 4.032 ca.

Cập nhật lúc 6h00 ngày 26-03-2020: Việt Nam: 148 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:

16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).

1 bệnh nhân (BN18) mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến 20/3) được chữa khỏi (giai đoạn 2).

Đến thời điểm hiện tại, châu Âu vẫn đang điểm nóng của dịch COVID-19 trên thế giới hiện nay. Italy, Tây Ban Nha, Đức và Pháp là 4 quốc gia châu Âu chịu tác động mạnh mẽ nhất của đại dịch này.   

Theo báo cáo mới nhất được cơ quan chức năng các nước châu Âu công bố, trong ngày 25/3, tốc độ lây nhiễm tại Italy - quốc gia có số ca nhiễm và ca tử vong cao nhất thế giới, đang bước vào giai đoạn chậm dần với số ca nhiễm mới giảm trong 4 ngày liên tiếp. Dịch COVID-19 đã khiến gần 75.000 người tại Italy nhiễm bệnh và cướp đi sinh mạng của 7.503 người. Giới phân tích cho rằng Italy đang rơi vào cuộc suy thoái sâu rộng nhất do dịch COVID-19.   

Đáng chú ý, với số ca tử vong lên tới 3.454 ca (tăng thêm 738 ca chỉ trong 1 ngày qua), Tây Ban Nha hiện đã vượt Trung Quốc - nơi khởi phát dịch COVID-19 hồi tháng 12/2019, về số ca tử vong trong đại dịch này, đứng thứ hai thế giới sau Italy. Bộ Y tế Tây Ban Nha cũng cho biết tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này đã lên tới 47.610 người. Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Carmen Calvo hiện đang phải điều trị tại bệnh viện sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus nguy hiểm này. Hiện Tây Ban Nha là quốc gia chịu tác động mạnh của COVID-19 đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Italy và Mỹ.  

COVID-19 mới nhất, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam, COVID-19 26-3, COVID-19 26/3, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam cập nhật, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam 26/3, corona 26/3
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở Lombardy, Italy ngày 17/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Pháp cũng đã xác nhận 25.233 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 1.331 ca tử vong. Tại Đức, số ca tử vong hiện là 149 ca, trong tổng số 31.554 ca nhiễm bệnh. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là số ca nhiễm mới tại Đức chỉ trong 1 ngày đã tăng thêm 4.118 ca.   

Trong khi đó, dịch COVID-19 tiếp tục lây lan tại một số quốc gia châu Âu khác. Anh thông báo nước này ghi nhận tổng cộng 9.529 ca mắc bệnh, tăng 1.452 ca trong một ngày. Hiện Anh đang đẩy nhanh tốc độ cũng như tăng số lượng xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ nhiễm mới, đặt mục tiêu thực hiện 25.000 xét nghiệm/ngày. Trong ngày 25/3, hơn 15 triệu khẩu trang đã được chuyển tới các bệnh viện trên cả nước.   

Thụy Sĩ ghi nhận gần 10.000 ca nhiễm bệnh, trong khi số trường hợp tử vong đã lên tới 103 người. Bồ Đào Nha thông báo gần 3.000 người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh, bao gồm 43 ca tử vong.   

COVID-19 mới nhất, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam, COVID-19 26-3, COVID-19 26/3, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam cập nhật, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam 26/3, corona 26/3
Nhân viên y tế kiểm tra thiết bị xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 tại Bologna, Italy ngày 23/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Trong ngày 25/3, Estonia thông báo ca tử vong đầu tiên tại nước này trong khi số ca nhiễm COVID-19 đã vượt con số 400 người. Hungary thông báo cáo 226 ca nhiễm, trong đó có 10 ca tử vong.   

Nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan, bên cạnh mở rộng việc xét nghiệm, các nước châu Âu đang tăng cường biện pháp như áp đặt lệnh phỏng tỏa, kêu gọi người dân ở nhà, thực hiện dãn cách xã hội.

Ngoài ra, để hỗ trợ công tác kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, các nước châu Âu trang bị vật dụng y tế đối phó với dịch bệnh khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ tại châu Âu đã đẩy nhiều nước vào tình trạng thiếu vật dụng y tế như khẩu trang, găng tay, quần áo, kính bảo hộ...

Lan Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm