Cập nhật dịch COVID-19 chiều 31/3 ở châu Âu: Số ca mắc bệnh tăng mạnh

31/03/2020 16:35 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Bộ Y tế Czech ngày 31/3 thông báo sau khi ghi nhận thêm 184 ca nhiễm nhiễm virus SARS-CoV-2 trong ngày 30/3, tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này đã vượt ngưỡng 3.000 ca.     

Thế giới có 784.381 ca mắc COVID-19, 37.780 người đã chết, gần 30 nghìn người đang nguy kịch

Thế giới có 784.381 ca mắc COVID-19, 37.780 người đã chết, gần 30 nghìn người đang nguy kịch

Theo số liệu tổng hợp của worldometers.info, tính đến 8h sáng 31/3 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 784.381 ca mắc COVID-19, trong đó có 37.780 ca tử vong.

Theo bộ trên, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Czech hiện là 3.001 ca tính đến hết ngày 30/3, trong đó có 23 ca tử vong và 25 bệnh nhân đã hồi phục.   

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt các tài xế nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 ở Rozvadov, CH Séc ngày 14/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong khi đó tại Romania, Bộ trưởng Nội vụ nước này Marcel Vela ngày 30/3 cho biết chính phủ Romania đã cách ly thị trấn miền Đông Suceava và 8 ngôi làng xung quanh để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19.

Động thái này diễn ra sau khi Romania tuyên bố tình trạng khẩn cấp do COVID-19 hôm 16/3 sau khi ghi nhận tổng cộng 2.109 ca mắc bệnh và 65 ca tử vong. Theo Bộ trưởng Y tế của Romania Nelu Tataru, nguyên nhân khiến dịch bênh lây lan ở nước này là do việc quản lý yếu kém và người dân không tôn trọng các quy định về tự cách ly.   

Tại Anh, hãng hàng không British Airways (BA) ngày 31/3 cho hay đã tạm thời ngừng các chuyến bay từ sân bay Gatwick, sân bay lớn thứ 2 ở nước này do COVID-19.  

Tại Tây Ban Nha, Ngoại trưởng nước này Arancha Gonzalez cùng ngày đã đề xuất tăng ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) để đối phó với cuộc khủng hoảng do COVID-19.    

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho bệnh nhân tại một bệnh viện ở Barcelona, Tây Ban Nha ngày 20/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu trên đài phá thanh Pháp Europe1, Ngoại trưởng Gonzalez nêu rõ "Có lẽ chúng ta nên tăng dòng tiền của châu Âu và ngân sách châu Âu cũng nên lớn hơn". Bà cho hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ủy ban châu Âu (EC) đang nỗ lực để đối phó với khủng hoảng, song cần có sự đoàn kết hơn nữa giữa các nước thành viên EU.   

Trong diễn biến liên quan, tại Bồ Đào Nha, Hiệp hội Du lịch nước này (CTP) ngày 30/3 cho biết dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới ngành du lịch và thể thao của nước này.   

Theo Chủ tịch CTP Francisco Calheiros, dịch bệnh COVID-19 đã tác động "cực mạnh" tới ngành du lịch và hiện vẫn chưa ra con số cụ thể về mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh này do quy mô các hoạt động liên quan đến ngành trên rất lớn.   

Tại Bulgari, Bộ trưởng Tài chính nước này Vladislav Goranov ngày 31/3 cho rằng cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 sẽ khiến cho Bulgaria phải huy động 4,2 tỷ lev (2,36 tỷ USD) thông qua phát hành trái phiếu trong năm nay để bù đắp cho thâm hụt tài chính và thực hiện những cam kết về bảo lãnh vay đối với các doanh nghiệp. Theo ông Goranov, theo kịch bản xấu, tăng trưởng kinh tế của Bulgaria dự kiến sẽ giảm 3% so với dự đoán trước đó là tăng 3,3%.   

Văn Khoa/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm