Cá chép đưa ông Công, ông Táo chầu Trời ở 'hồ Thiên Nga’ Hà Nội

08/02/2018 14:54 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Hồ Thiền Quang (hay còn gọi là hồ Ha Le) năm nay đột nhiên sôi động vì sự có mặt của bầy thiên nga. Có lẽ cũng vì sự có mặt của “nhân vật mới” này, chuyện thả cá nhân dịp cúng ông Công, ông Táo ngày 23 Tháng Chạp tại đây cũng thú vị hơn hẳn.

Có thể thấy so với mọi năm, lượng người đến thả cá ở hồ Ha Le đã giảm hẳn. Tuy nhiên, không khí quanh khu vực hồ vẫn hết sức sôi động với sự có mặt của bầy thiên nga.

Xem clip người dân thả cá tại khu vực Hồ Ha Le, nơi đàn thiên nga xinh đẹp đang trú ngụ:

Lo ngại bầy thiên nga có thể làm ảnh hưởng đến việc thả cá ra tự nhiên, nhiều người đã đưa cá tới các khu vực hồ gần đó như hồ Ba Mẫu, Bảy Mẫu phía trong công viên Thống Nhất để thả cá.

Tới với hồ Ha Le chủ yếu là các gia đình có con nhỏ thường kết hợp đưa con đến để biết đến một phong tục truyền thống ngày Tết dân tộc vừa để con được chiêm ngưỡng bầy chim hiếm gặp tại Việt Nam này.

Chú thích ảnh
Khu vực hồ Ha Le hết sức sôi động với sự có mặt của bầy thiên nga.

Xem bầy thiên nga dạn dĩ, tiến đến rất sát bờ trước sự trầm trồ của người dân và đặc biệt là sự thích thú của các em nhỏ:

Theo bà Dung, sống ở phố Nguyễn Quyền thì do cao tuổi, bà vẫn đến Hồ Ha Le thả cá cho gần. Thói quen đưa cá về với môi trường tự nhiên để thuận tiện việc đưa ông Công, ông Táo lên trình thiên đình không thể bỏ được. Nhưng bà Dung và nhiều người chọn cách thả cá xa khu vực bầy thiên nga đang bơi lội để tránh làm ảnh hưởng đến bầy thiên nga rất đẹp ở nơi đây vừa để đảm bảo cá cúng ông Công, ông Táo an toàn về với tự nhiên.

Theo nhân viên của Công ty thoát nước Hà Nội, do được thuần hoá nên đàn thiên nga này ăn cám và cỏ cây; ngày và đêm đều có người trông nom, theo dõi. Do rất háu ăn nên bầy thiên nga sẵn sàng tiến sát bờ để tìm kiếm thức ăn.

Xem bầy thiên nga ngụp lặn tìm thức ăn ở sát bờ:

Dù năm nay, người dân đã có ý thức giữ lại túi nilong sau khi thả cá, thả tàn hương nhưng các bạn sinh viên tình nguyện vẫn phải tham gia vào công tác vớt rác ven bờ để đảm bảo môi trường khu vực hồ. Việc thả túi nilong ở khu vực sát bờ hồ hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới bầy thiên nga nếu chẳng may nuốt phải.

Bầy thiên nga vì thế tiếp tục trở thành nhân vật chính ở khu vực hồ Ha Le trong ngày cúng ông Công, ông Táo.

Chú thích ảnh
Nhiều người chọn những vị trí thật xa đàn thiên nga để thả cá.
Chú thích ảnh
Trẻ nhỏ được theo bố mẹ đi thả cá.
Chú thích ảnh
Bầy thiên nga sẵn sàng tiến sát bờ tìm thức ăn.
Chú thích ảnh
Hương xuân hòa trong không gian đẹp của "Hồ Thiên Nga".
Chú thích ảnh
Các bạn sinh viên tình nguyện vẫn phải tích cực dọn sạch khu vực ven bờ.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh

Theo L.S/Báo Tin tức

Những lưu ý cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Những lưu ý cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ngày 23 Tháng Chạp, theo phong tục của người Việt Nam là ngày cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân. Ngày này, các gia đình người Việt lại chuẩn bị mâm cỗ cùng văn khấn Táo quân để tiễn đưa ông Táo về trời.

Cúng ông Công, ông Táo: Những điều nên tránh

Cúng ông Công, ông Táo: Những điều nên tránh

Để có một cái Tết Táo quân thật đẹp và ý nghĩa, cần chú ý những điều đại kỵ nên tránh và đặc biệt cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, thiên nhiên sau lễ hội này.

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm