U23 Việt Nam và sân chơi trẻ

15/04/2022 09:29 GMT+7 | SEA Games 32

(Thethaovanhoa.vn) - Trong danh sách 27 cầu thủ thuộc nhóm U23 đầu tiên mà HLV Park Hang Seo triệu tập cho SEA Games 31, có đến 6 người đang chơi bóng ở giải hạng Nhất. Đây có lẽ là đội dự tuyển SEA Games có thành phần nhân sự ít tính cạnh tranh nhất từ trước đến nay.

Lịch thi đấu bóng đá SEA Games 31 - Lịch thi đấu U23 Việt Nam tại SEA Games 31

Lịch thi đấu bóng đá SEA Games 31 - Lịch thi đấu U23 Việt Nam tại SEA Games 31

Lịch thi đấu bóng đá SEA Games 31 - Lịch thi đấu U23 Việt Nam tại SEA Games 31 2022. Lịch thi đấu bóng đá U23 Việt Nam tại SEA Games 31. Lịch thi đấu U23 Việt Nam.

4 năm không tiến bộ?

Năm 2018, đội tuyển U19 Việt Nam khi đó cũng do HLV Hoàng Anh Tuấn dẫn dắt giành quyền tham gia VCK châu Á mang theo kỳ vọng sẽ có thêm một lứa U19 tương tự như 2 năm trước từng làm nên lịch sử với việc dự U20 World Cup. Tuy nhiên, giải U19 châu Á đó không thành công, báo hiệu một sự sa sút về chất lượng cầu thủ trẻ cho đến tận bây giờ.

Gần tròn 4 năm, chỉ có 6 cầu thủ từng dự U19 châu Á năm đó được triệu tập tại SEA Games 31. Trong số này, cũng chỉ có 1 cầu thủ vươn được đến trình độ đội tuyển quốc gia cũng như có suất đá chính tại CLB, đó là trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh của Hà Nội FC, một đội bóng luôn sẵn sàng trao cơ hội cho các cầu thủ trẻ. Một câu hỏi đơn giản: Những cầu thủ trẻ xuất sắc còn lại …đi về đâu?

Trước hết, cũng cần phải sòng phẳng rằng, quá trình phát triển của cầu thủ trẻ không theo chiều thẳng đứng. Bây giờ là tuyển thủ U19 thì không có nghĩa vài năm sau, nghiễm nhiên có suất ở U23 hoặc đội tuyển quốc gia.

Về nguyên tắc, chỉ có những cầu thủ tốt nhất ở thời điểm tập trung các đội tuyển thì mới đủ điều kiện để triệu tập, không hề có một bản danh sách đóng khung nào cả. Chưa kể, còn tùy vào quan điểm của HLV đang nắm U23 hay ĐTQG. Tiêu chí quan trọng nhất vẫn là chọn cầu thủ đang chơi bóng ở V-League.

Nhưng thực tế bóng đá Việt Nam cũng cho thấy đã có những thế hệ cầu thủ có được sự phát triển đều đặn theo phương thẳng đứng từ U19 hoặc U21 và duy trì tài năng ở một quãng dài. Lứa cầu thủ U19 của năm 2001, sau đó phát triển thành U23 của năm 2003 là ví dụ.

Gần nhất, là 3 thế hệ U19 liên tiếp của các năm 2012 (có Hùng Dũng, Quế Ngọc Hải, Đặng Văn Lâm) và 2014-2016 (Công Phượng, Tuấn Anh, Quang Hải, Tiến Linh, Hoàng Đức). Đó là kết tinh của đội tuyển quốc gia tạo ra thành công suốt 5 năm qua mà bóng đá Việt Nam đang có.

bóng đá Việt Nam, U23 Việt Nam, SEA Games, SEA Games 31, Park Hang Seo, U23 Việt Nam vs U20 Hàn Quốc, bóng đá nam SEA Games, futsal, lịch thi đấu bóng đá SEA Games
Bùi Hoàng Việt Anh là cầu thủ hiếm hoi thuộc thế hệ U19 Việt Nam năm 2018 được góp mặt ở đội tuyển Việt Nam cũng như được đá chính thường xuyên tại V-League. Ảnh: Hoàng Linh

Vậy tại sao lứa U19 của các năm 2018 và 2020 lại không tạo ra được sự đột phá nhân sự nào dù 2 đội bóng trẻ này đều giành quyền dự VCK U19 châu Á. Sự khác biệt cũng không khó nhìn thấy: Cơ hội thi đấu đỉnh cao của họ không tồn tại.

Khoảng hở chết người

Bóng đá cấp châu lục và cả Đông Nam Á đều không có một giải đấu nào nằm giữa lứa U19 và U23. Như vậy, một tuyển thủ U19 của Việt Nam, sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ quốc gia và cùng kết thúc quá trình đào tạo, thì buộc phải tự tìm chỗ đứng cho mình. Nếu như các cầu thủ trẻ ấy phải xuống đá bóng ở giải hạng Nhất, hoặc tệ hơn là không thi đấu, thì chỉ cần 1-2 năm, tài năng nhiều khả năng bị thui chột, rất khó có cơ hội phát triển bản thân cho dù họ từng là những người tốt nhất trong độ tuổi của mình.

Vấn đề nằm ở chỗ, không có “đất” cho họ ở phần đỉnh cao. Tầm tuổi 19-20, cơ hội được ra sân tại V-League trong màu áo CLB gần như là vô vọng. Hiện các nhà quản lý chỉ mới “khuyến nghị”, yêu cầu đăng ký một số lượng nhất định cầu thủ U21 tại V-League nhưng không hề có bắt buộc CLB phải sử dụng.

Không đủ năng lực ra sân, các cầu thủ trẻ chỉ trông đợi vào giải U21 quốc gia hằng năm. Tuy nhiên, giải đấu quan trọng này chỉ có tối đa chưa đến 10 trận đấu suốt một năm do thể thức thi đấu vòng loại hay VCK đều là chia bảng thi đấu.

Đó là một nghịch lý rất kỳ quặc nhưng tồn tại hàng chục năm qua, không ai nghĩ đến chuyện thay đổi. Tầm U19 trở xuống, do vẫn còn trong thời gian đào tạo nên có thể thi đấu ít cũng chưa là vấn đề gì lớn. Nhưng độ tuổi từ 19-22 thì ở đâu cũng cần có một hệ thống thi đấu dày đặc nhằm giúp cầu thủ trẻ hoàn thiện kỹ năng.

Tại các quốc gia tiên tiến, những đội U23 hoặc đội hình dự bị của các CLB có thể chơi hơn 50 trận mỗi mùa. Đá càng nhiều thì càng giúp CLB chọn lọc được tài năng để đưa lên đội 1 sớm. Tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại.

Thế hệ của Văn Quyến, Quốc Vượng, Tài Em … hay sau này là Công Phượng, Quang Hải, Hoàng Đức … đều từng được đá chính tại đội 1 cấp CLB từ năm 18-19 tuổi. Họ có tài là một chuyện, nhưng may mắn là ở thời điểm đó, các CLB đã tạo đất để họ được diễn. Năm 2015, bầu Đức còn sẳn sàng “dọn” cả các công thần để đưa cả lứa U19 lên đá V-League dù có thể khiến HAGL rớt hạng. Đó là ví dụ.

Nhưng cũng chính bầu Đức, bằng bản hợp đồng chuyên nghiệp kéo dài đến tận năm 28 tuổi đã giữ chân lứa này đá suốt tại đội 1, khiến cho các lứa cầu thủ được đào tạo sau đó lại không thể có chỗ đứng tại HAGL.

Trong danh sách U19 dự giải châu Á năm 2018, có 5 cái tên đến từ HAGL nhưng hiện nay, không ai chen chân vào được đội 1 của đội bóng phố Núi và kết quả là HAGL cũng chỉ có mỗi 1 cầu thủ trong danh sách dự tuyển SEA Games là Dụng Quang Nho hiện cho Hải Phòng mượn nên đá chính và được HLV Park Hang Seo triệu tập (và sau này có thêm Trần Bảo Toàn được gọi lên theo diện bổ sung thay thế Hoàng Xuân Tân bị chấn thương).

Không hề đơn giản để tạo ra những lứa cầu thủ tài năng một cách liên tục và đều đặn, nhưng chắc chắn là không thể nào có tài năng nếu cứ đào tạo mà không hề tạo ra sân chơi để họ tỏa sáng. Các đội tuyển U23 và quốc gia luôn sử dụng các cầu thủ có phong độ tốt nhất trong màu áo CLB ở sân chơi cao nhất (V-League), nhưng nếu những tài năng trẻ 19-20 tuổi mỗi năm chỉ đã chưa đến 10 trận, rồi ngay cả các giải hàng đầu như V-League, hạng Nhất cũng chưa quá 30 trận/mùa, thì làm sao có cơ hội để những tài năng ấy được đánh giá, nhìn nhận.

Thế nên, vấn đề chất lượng của đội tuyển U23 Việt Nam tại SEA Games không đơn thuần chỉ là đánh giá cảm tính, mà cần nhìn nhận đến sự trách nhiệm của chính các nhà quản lý.

Long Khang

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm