Ronaldo và Maguire bị fan Ngoại hạng Anh... ghét nhất

03/08/2022 10:49 GMT+7 | Man United

Báo cáo cho thấy, Ronaldo và Maguire là hai cầu thủ bị “chửi rủa” nhiều nhất trên Twitter trong mùa giải vừa qua. Đáng chú ý hơn, trong danh sách 10 cái tên thì có đến 8 cầu thủ của MU.

Ronaldo quyết ra đi trước khi MU đấu Brighton

Ronaldo quyết ra đi trước khi MU đấu Brighton

Cristiano Ronaldo quyết tâm gia nhập đội bóng mới trước khi MU đá trận ra quân ở giải Ngoại hạng mùa 2022-2023.

 

Tám cầu thủ đang chơi cho MU bị fan “ném đá” trên Twitter, trong đó tiền đạo Cristiano Ronaldo là người bị ghét nhiều nhất.

Ronaldo, Harry Maguire và Marcus Rashford đã phải nhận tới hơn 20.000 tweet chửi rủa từ các tài khoản. Nghiên cứu của Ofcom và Viện Alan Turing cho thấy hàng trăm tweet nói xấu, chửi rủa được gửi đến các cầu thủ hàng ngày.

Chú thích ảnh
 Cristiano Ronaldo (bên phải) và Harry Maguire (bên trái) là hai cầu thủ bị tấn công nhiều nhất trên Twitter mùa trước, theo một báo cáo được công bố vào thứ Ba. Ảnh: Getty Images.
Chú thích ảnh
Báo cáo cũng cho thấy 8 cầu thủ Quỷ Đỏ góp mặt trong top 10 ngôi sao bị "ném đá" nhiều nhất.

Con số này tương đương với gần 60.000 tin nhắn khiếm nhã nhắm vào các cầu thủ Premier League chỉ trong nửa đầu mùa giải trước - trung bình là 362 tin nhắn mỗi ngày, hoặc cứ bốn phút lại có một tin nhắn.

Đáng kinh ngạc hơn là một trong 12 hành vi tấn công này (8,6%) có ý đồ nhằm phân biệt chủng tộc hoặc với suy nghĩ bảo vệ một cầu thủ khác mà họ thích.

Chú thích ảnh
Top.10 cầu thủ tại Ngoại hạng Anh phải hứng chịu nhiều hành vi làm dụng nhất trên mạng xã hội Twitter.

Dự luật An toàn trực tuyến được ra mắt. Dự luật này được đề xuất ở Vương quốc Anh từ tháng 5 năm 2021 nhằm đảm bảo an toàn trên không gian mạng. Nó có khả năng đưa ra các quy tắc cho các trang web và ứng dụng như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và nền tảng nhắn tin - cũng như các dịch vụ khác mà mọi người sử dụng để chia sẻ nội dung trực tuyến.

Kevin Bakhurst, giám đốc nhóm Phát thanh Truyền hình và Nội dung Trực tuyến của Ofcom cho biết: “Những phát hiện này làm sáng tỏ mặt tối của mạng xã hội. Hành vi lạm dụng trực tuyến để lăng mạ người khác không có chỗ đứng trong thể thao nói riêng, cũng như trong xã hội nói chung Việc giải quyết nó đòi hỏi nỗ lực của cả cộng đồng."

Chú thích ảnh
Hai ngôi sao của đội tuyển Anh, Harry Kane (bên trái) và Jack Grealish (bên phải) là những cầu thủ duy nhất không phải của MU lọt vào top 10.

“Các công ty truyền thông xã hội không cần đợi luật mới để làm cho các trang web và ứng dụng của họ an toàn hơn cho người dùng. Khi chúng tôi trở thành cơ quan quản lý về an toàn trực tuyến, các công ty công nghệ sẽ phải thực sự nỗ lực, thực hiện để bảo vệ người dùng. Chúng tôi sẽ mong đợi họ thiết kế các dịch vụ của họ với sự an toàn là trên hết.

“Những người ủng hộ cũng có thể đóng một vai trò tích cực trong việc bảo vệ cầu thủ mà họ yêu thích. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn người hâm mộ trực tuyến hành xử văn minh và khi mùa giải mới bắt đầu, chúng tôi yêu cầu họ báo cáo những bài đăng khiếm nhã, lạm dụng.”

Báo cáo cho biết trong khi phần lớn người hâm mộ bóng đá sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, thì vẫn có tới 3,5% các tweet được đưa vào nghiên cứu là lạm dụng (các tweet chửi rủa, lăng mạ cầu thủ).

Trong khi những cái tên nổi tiếng như Ronaldo và Harry Kane phải gánh chịu nhiều gánh nặng, 68% cầu thủ còn lại trong danh sách vẫn nhận được ít nhất một dòng tweet lăng mạ, và cứ 14 người (7%) thì có một người hứng chịu hành vi lạm dụng này mỗi ngày.

Tiến sĩ Bertie Vidgen, tác giả chính của báo cáo và là người đứng đầu về an toàn trực tuyến tại Viện Alan Turing, nói thêm: "Những phát hiện rõ ràng này cho thấy mức độ mà các cầu thủ bóng đá phải chịu sự trên các phương tiện truyền thông xã hội."

“Những cầu thủ nổi tiếng nhận được tin nhắn từ hàng nghìn tài khoản hàng ngày trên một số nền tảng mạng xã hội và sẽ không thể tìm thấy tất cả các hành này nếu không có các kỹ thuật AI sáng tạo.

“Trong khi việc giải quyết những hành vi tấn công trực tuyến là khó khăn, chúng tôi không thể để nó tiếp tục phát triển mà không có biện pháp ngăn chặn. Cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn các hình thức nội dung tồi tệ nhất để đảm bảo rằng các cầu thủ có thể làm công việc của họ mà không phải nhận những hành vi lăng mạ, chửi rủa trên các nền tảng mạng xã hội”.

Ngọc Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm