Quốc gia giàu nhất châu Á nơi cơn sốt hàng hiệu truyền đến những đứa trẻ, sinh ra đã mặc áo Burberry, xách túi Chanel là chuyện thường

20/03/2023 13:27 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Do sự phát triển của truyền thông, trẻ em cũng đã dần nhận biết được các thương hiệu và tham gia vào cuộc đua dùng hàng xa xỉ.

Trong bộ phim truyền hình ăn khách The Glory (Vinh Quang Trong Thù Hận) của Netflix, bên cạnh câu chuyện báo thù những kẻ bạo lực học đường, chi tiết về cuộc sống của những người giàu có tại Hàn Quốc cũng được lột tả khá chân thực.

Quốc gia giàu nhất châu Á nơi cơn sốt hàng hiệu truyền đến những đứa trẻ, sinh ra đã mặc áo Burberry, xách túi Chanel là chuyện thường - Ảnh 1.

Chiếc áo Gucci cho trẻ sơ sinh xuất hiện trong phim

Trong cảnh quay ở phần 1, mẹ chồng của nhân vật phản diện Yeon-jin (Lim Ji Yeon thủ vai) đã mặc cho đứa cháu gái mới sinh của bà một chiếc váy liền thân Gucci màu đỏ. Cho dù chỉ trong vài tuần nữa, đứa trẻ sẽ lớn lên và không còn mặc vừa chiếc áo có giá lên đến cả ngàn USD, bà vẫn hoàn toàn vui vẻ khi khoác lên mình chiếc áo thuộc thương hiệu xa xỉ và nói: "Con cần phải đứng ở một vạch xuất phát khác để vượt lên trên những người khác".

Mặc dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó không chỉ cho thấy độ giàu có của gia đình tài phiệt mà còn biểu hiện niềm tin rằng đồ xa xỉ góp phần thể hiện quyền lực và địa vị của một con người. Qua đó cũng cho thấy nỗi ám ảnh của người Hàn Quốc đối với hàng thời trang cao cấp.

Người Hàn "phát sốt" vì hàng hiệu

Theo báo cáo của Morgan Stanley, vào năm 2022, mức tiêu thụ hàng xa xỉ của người Hàn Quốc ở mức cao nhất thế giới khi trung bình quân mỗi người tiêu tới 325 USD (khoảng 7,6 triệu đồng) cho đồ hiệu.

Quốc gia giàu nhất châu Á nơi cơn sốt hàng hiệu truyền đến những đứa trẻ, sinh ra đã mặc áo Burberry, xách túi Chanel là chuyện thường - Ảnh 2.

Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều hàng hiệu nhất trên thế giới

Trên thực tế, nếu như những món đồ hàng hiệu xa xỉ từng được cho là chỉ dành riêng cho những người giàu có ở độ tuổi trung niên thì giờ đây mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi. Theo đó, ngay cả giới trẻ Hàn Quốc, đặc biệt là những người ở độ tuổi 20, đều thèm muốn được sở hữu một món đồ hàng hiệu bất kể thu nhập của họ như thế nào đi nữa.

Một nghiên cứu dựa trên dữ liệu giao dịch của hệ thống thanh toán di động L.Pay và điểm thành viên L.Point cho thấy người tiêu dùng ở độ tuổi 20 có mức tăng mua hàng xa xỉ cao nhất trong giai đoạn 2018-2021 (70,1%), sau đó là những người ở độ tuổi 50 (62,8%) và độ tuổi 30 (54,8%).

Trẻ em cũng mặc hàng hiệu

Tuy nhiên, "cơn sốt" đồ hiệu này vẫn tiếp tục "trẻ hóa" khi các cửa hàng đang dần mở rộng phân khúc khách hàng của mình khi hướng đến trẻ em và thậm chí là trẻ sơ sinh.

Vào một ngày trong tuần, trong cửa hàng xuất hiện một số học sinh mẫu giáo đang mặc thử áo khoác dáng dài đặc trưng của thương hiệu Burberry và áo khoác có đệm Moncler tại một cửa hàng bán quần áo trẻ em cao cấp ở Cheongdam-dong, nơi thường được coi là "Beverly Hills của Seoul". Giá của cả hai bộ trang phục dao động trong khoảng 1 triệu - 1,5 triệu won (20-30 triệu đồng).

Trẻ em thi nhau khoác lên mình những bộ đồ đắt tiền

Một khách hàng nữ tên Kang (39 tuổi), người đã mua cho cô con gái 7 tuổi của mình chiếc áo khoác Burberry làm quà sinh nhật, cho biết: "Cơn sốt hàng hiệu xa xỉ của người lớn đã truyền sang trẻ nhỏ."

"Có lẽ là do nhiều thần tượng K-pop quảng bá và khoe đồ hiệu xa xỉ trên các trang mạng xã hội nêncon gái tôi và nhiều bạn bè của nó đều biết rất rõ về các thương hiệu. Một số phụ huynh có thể nghĩ rằng mua quần áo sang trọng cho con cái là hơi quá, nhưng tôi nghĩ quần áo càng đắt tiền thì chất lượng càng cao".- cô nói thêm.

Quốc gia giàu nhất châu Á nơi cơn sốt hàng hiệu truyền đến những đứa trẻ, sinh ra đã mặc áo Burberry, xách túi Chanel là chuyện thường - Ảnh 4.

Doanh số hàng bán trẻ em tăng nhanh trong những năm gần đây

Sự ưa chuộng ngày càng tăng của trẻ em cùng với việc chi tiêu mạnh tay của cha mẹ đã khiến chodoanh số bán quần áo hàng hiệu dành cho trẻ em đang ngày càng tăng cao. Theo Hyundai Department Store, mức tăng hàng năm của doanh số bán quần áo trẻ em sang trọng đang tăng lên từ 29,5% vào năm 2020, 45,5% vào năm 2021, lên 35,4% vào năm 2022.

Ảnh hưởng của hàng hiệu

Không chỉ quần áo, thậm chí các phụ kiện đắt tiền như túi xách cũng được thúc đẩy nhờ xu hướng này. Trong đó, thị trường túi Chanel mini, chiếc túi có có kích thước chỉ đựng vừa một vài đồ dùng nhỏ cũng ghi nhận tăng trưởng đáng kể.

Trên Naver, cổng thông tin tìm kiếm hàng đầu Hàn Quốc, hàng loạt lượt tìm kiếm "túi Chanel dành cho trẻ em" đã dẫn đến một danh sách dài các trung tâm mua sắm trực tuyến bán túi xách bằng da hoặc vải tweed giống sản phẩm của Chanel với mức giá từ 30.000-50.000 won ( 600.000 đến 800.000 đồng).

Quốc gia giàu nhất châu Á nơi cơn sốt hàng hiệu truyền đến những đứa trẻ, sinh ra đã mặc áo Burberry, xách túi Chanel là chuyện thường - Ảnh 5.

Những chiếc túi hiệu có kích cỡ nhỏ cũng được săn đón

Đáp lại sự quan tâm cuồng nhiệt của trẻ em đối với các thương hiệu xa xỉ, một số lớp học nghệ thuật tại các trường mẫu giáo địa phương cũng đã giới thiệu các hoạt động làm thủ công dạy các học sinh học cách làm túi Chanel giả bằng giấy. Những ý tưởng tương tự cũng được chia sẻ trên các cộng đồng trực tuyến của các giáo viên mẫu giáo để kết hợp các thiết kế và mẫu túi sang trọng mang tính biểu tượng mà trẻ thích vào các giờ học tương tự.

Một người dùng đã chia sẻ hình ảnh chiếc túi Chanel bằng giấy mà một trong những học sinh của cô ấy tự làm và tặng cho bố mẹ mình với bình luận "Cả trẻ em và phụ huynh đều thực sự thích chiếc túi này như thể nó là hàng thật vậy".

Quốc gia giàu nhất châu Á nơi cơn sốt hàng hiệu truyền đến những đứa trẻ, sinh ra đã mặc áo Burberry, xách túi Chanel là chuyện thường - Ảnh 6.

Trẻ em được tiếp xúc với hàng hiệu từ sớm

Tuy nhiên, trước sức ảnh hưởng lớn của việc yêu thích và sử dụng đồ xa xỉ, một số chuyên gia cũng đã bày tỏ lo ngại về sở thích của trẻ nhỏ đối với những món đồ xa xỉ và những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe tâm thần của chúng.

Giáo sư Park Myung-sook của Khoa Phúc lợi Trẻ em tại Đại học Sangji cho biết: "Cái gọi là 'văn hóa linh hoạt' trên mạng xã hội trong đó mọi người khoe khoang sự giàu có của mình thông qua tiêu dùng xa hoa đã dẫn đến cơn sốt xa xỉ ở trẻ em.

Nếu trẻ em bị ám ảnh bởi những món đồ xa xỉ do áp lực từ bạn bè, so sánh mình với người khác, chúng có thể bị căng thẳng cực độ. Trong khi đó, chúng có khả năng hình thành thói quen xấu là đánh giá người khác dựa trên ngoại hình hoặc đưa ra những quyết định mua sắm phi lý khi lớn lên." - ông nhận định.

Nguồn: Korean Herald

Thanh Tâm

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm