Bóng đá nam Olympic: Căng thẳng, kịch tính, nhưng vẫn gây thất vọng

28/07/2021 06:37 GMT+7 | Olympic 2021

(Thethaovanhoa.vn) - Có một cái gì đó thực sự chưa ổn sau những trận đấu của 2 loạt đấu đầu tiên vòng bảng. Vẫn có những cuộc đối đầu hấp dẫn, dĩ nhiên rồi, nếu ta chỉ đơn giản nhìn vào tỷ số một vài trận đấu, như Brazil-Đức 4-2 hay Pháp-Nam Phi 4-3 (ở trận ấy, cho đến phút 51, tỷ số vẫn là 0-0). Nhưng cũng có những trận đấu thật buồn và tẻ nhạt, và điều đáng thất vọng là nó xảy ra với Tây Ban Nha, một trong những đội bóng được đánh giá cao nhất và nằm trong số những ứng viên hàng đầu cho chiếc huy chương vàng bóng đá nam.

TRỰC TIẾP Olympic 2021 - VTV5, VTV6 trực tiếp bóng đá nam hôm nay ngày 28/7

TRỰC TIẾP Olympic 2021 - VTV5, VTV6 trực tiếp bóng đá nam hôm nay ngày 28/7

TRỰC TIẾP Olympic 2021. VTV5, VTV6 trực tiếp bóng đá nam hôm nay ngày 28/7: U23 Saudi Arabia vs Brazil, Đức vs Bờ Biển Ngà, Hàn Quốc vs Honduras, Romania vs New Zealand.

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nam Olympic 2021:

* 15h00, 28/7: U23 Saudi Arabia vs Brazil (D, VTV5)

Link xem Saudi Arabia vs Brazil

Soi kèo Saudi Arabia vs Brazil

* 15h00, 28/7: U23 Đức vs Bờ Biển Ngà (D, VTV5 TNB)

Link xem Đức vs Bờ Biển Ngà

Soi kèo Đức vs Bờ Biển Ngà

* 15h30, 28/7: U23 Romania vs New Zealand (B)

Link xem Romania vs New Zealand

Soi kèo Romania vs New Zealand

* 15h30, 28/7: U23 Hàn Quốc vs Honduras (B)

Link xem Hàn Quốc vs Honduras

Soi kèo Hàn Quốc vs Honduras

* 18h00, 28/7: U23 Tây Ban Nha vs Argentina (C, VTV5)

Link xem Tây Ban Nha vs Argentina

Soi kèo Tây Ban Nha vs Argentina

* 18h00, 28/7: U23 Úc vs Ai Cập (C)

Link xem Úc vs Ai Cập

Soi kèo Úc vs Ai Cập

* 18h30, 28/7: U23 Pháp vs Nhật Bản (A, VTV5 TNB)

Link xem Pháp vs Nhật Bản

Soi kèo Pháp vs Nhật Bản

* 18h30, 28/7: U23 Nam Phi vs Mexico (A)

Link xem Nam Phi vs Mexico

Soi kèo Nam Phi vs Mexico

 

Xem kết quả bóng đá nam Olympic TẠI ĐÂY

Xem bảng xếp hạng bóng đá nam Olympic TẠI ĐÂY

 

 

Thống kê cho thấy, trước khi chúng ta bước vào loạt trận cuối cùng của vòng bảng, qua đó quyết định 8 đội nhất nhì của 4 bảng vào tứ kết, qua 2 loạt trận đầu, đã có 45 bàn thắng được ghi sau 16 trận, chỉ 2,81 bàn/trận. Bảng có ít bàn thắng nhất là bảng B của Tây Ban Nha, Australia, Argentina và Ai Cập, với chỉ 4 bàn thắng được ghi sau 4 trận đấu, với 2 trận thắng 1-0, 1 trận thắng 2-0 và 1 trận hòa 0-0. Đây là một sự thụt lùi về chất lượng so với bóng đá nam ở Olympic Rio de Janeiro 2016. Ở đó, cũng có một bảng đấu thật nhạt nhòa là bảng A, có tới 3 trận hòa 0-0 và 1 trận thắng 1-0 trong 2 lượt đấu đầu tiên. Nhưng tính chung, cả 2 lượt trận ấy ở bóng đá nam có tới 56 bàn thắng, nhiều hơn Olympic lần này 11 bàn.

Một con số thống kê khác: 7/45 bàn thắng được ghi do các cầu thủ sắp hoặc đã quá 30 tuổi ghi, trong đó cả 5 bàn của Pháp, một cường quốc về đào tạo trẻ, đều do các chân sút già thực hiện. Con số này nhiều hơn cùng kỳ của Thế vận hội Rio de Janeiro 2 bàn. Một kết luận nho nhỏ chỉ cho 2 lượt trận vòng bảng: Bóng đá nam vẫn tạm được, vẫn là một nội dung cần xem ở kỳ Olynmpic này, nhưng hơi tiếc là nó chưa khiến người hâm mộ sướng. Chưa có những cái tên trẻ thực sự nổi bật để ca ngợi, ngoài những nhân vật như Kubo của Nhật Bản hay Ache và Amiri của Đức, còn lại, tất cả vẫn đang trong diện theo dõi bởi chưa có ai thực sự nổi lên trên sân khấu Thế vận hội. Trong những danh sách cầu thủ trẻ được đưa vào danh sách “cần phải xem” tại Olympic mà báo chí đưa ra trước khi bóng lăn, chưa có ai tỏa sáng. Không Pedri, có lẽ vì anh đã quá mệt mỏi sau một mùa bóng không được ngơi nghỉ, không một cầu thủ Brazil nào (trừ Richarlison), không ai trong số những cầu thủ Pháp được kỳ vọng làm nên chuyện (tất cả các bàn thắng của họ đều do Gignac, 35 tuổi, và Savanier, 29 tuổi, ghi hết).

Chú thích ảnh
Chất lượng của các trận đấu ở nội dung bóng đá nam chưa thực sự cao như kỳ vọng

Rõ ràng là bóng đá nam Thế vận hội, không chỉ lần này, chưa đáp ứng kỳ vọng về chuyên môn cũng như tầm ảnh hưởng của nó đối với Olympic. Việc các đội tuyển không có được lực lượng trẻ mạnh nhất và buộc phải sử dụng những cựu binh làm nòng cốt, kiểu như Pháp hay Brazil, cùng một lịch thi đấu khá căng và dày, đã khiến nội dung này chưa hấp dẫn. Cây bút bình luận Jonathan Liew của nhật báo Anh Guardian cho rằng, chắc chắn là không thể gạt bóng đá khỏi nội dung Olympic, bởi bóng đá đã tồn tại hơn một thế kỷ trong các Thế vận hội, nhưng rất cần một cuộc cải tổ để nó hay hơn, xứng đáng là một môn nặng ký. Theo anh, đấy là cải tổ về lịch thi đấu, một quá trình vòng loại hợp lý hơn và không cho các cầu thủ quá tuổi Olympic tham gia. Còn bây giờ, bóng đá nam đã trở thành giải đấu của những cầu thủ “cầm máy điện thoại và đồng ý tham gia” hơn là những người trẻ khao khát cống hiến ở sân chơi này.

Những ý kiến của Liew để bóng đá nam Olympic hấp dẫn hơn, đáng để trao huy chương hơn thật đáng suy nghĩ nhưng không dễ thực hiện. Các lịch thi đấu bóng đá đã đầy ắp và khiến những cầu thủ trẻ mới nổi như Pedri phải cày ải liên tục từ cấp CLB đến ĐTQG và rồi đội Olympic với mật độ trung bình 4 ngày/trận. Và việc không cho các cầu thủ quá tuổi thi đấu chưa chắc đã nhận được sự tán thưởng của số đông. Nhưng đúng là trong một Olympic có hơn 30 bộ môn thi đấu, bóng đá, ở đây là bóng đá nam, đã không còn tạo được sự chú ý như trước nữa. Giờ đây, người hâm mộ chỉ mong có thêm nhiều trận đấu hay, hấp dẫn và các ngôi sao trẻ bùng nổ trong thời gian tới.

Mà cũng đã là lượt cuối cùng vòng bảng và sắp tới là các vòng knock-out rồi…

Anh Ngọc

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm