Lỡ trả hết nợ quá sớm, tôi sống chết tìm cách 'quay xe': Nếu không tính đến khoản này thì 'nợ mẹ ắt đẻ nợ con'

21/03/2023 15:52 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Trả nợ hay không, trả bao nhiêu là quyết định tùy mỗi người. Nhưng khi trả nợ, cần có kế hoạch tính toán cẩn thận.

Với một số người, vì không thích cảm giác nợ nần, họ thường cố gắng trả hết mọi khoản nợ ngay khi có thể. Tuy nhiên, cũng có không ít người tiếc nuối khi hoàn thành trả nợ trước hạn. Nguyên nhân là do họ đã phải chịu áp lực tiết kiệm tiền quá mức, dẫn tới hoàn cảnh sống túng quẫn trong một thời gian dài.

01. Trả hết nợ mua nhà, nhưng rơi vào cảnh phải bán cả xe để trang trải cuộc sống

Anh M. là một freelancer 34 tuổi. Vào tháng 8 năm 2015, vợ chồng họ đã sử dụng toàn bộ tiền tiết kiệm khoảng 700 triệu đồng và khoản vay 900 triệu đồng để mua một căn nhà cũ ở quê. Khoản vay có thời hạn chi trả trong 30 năm, với lãi suất khi đó khoảng 6,3%.

“Khi đó tôi đang đầu tư một vài khoản nhỏ, sau khi kiếm được tiền sẽ rút một phần lợi nhuận đưa cho vợ tích cóp. Đợi tới khi đã tích lũy được khoảng 300 triệu, tôi bắt đầu nghĩ tới một quản lý tiền hiệu quả hơn. Nếu mua cổ phiếu, tôi sợ rằng đầu tư càng nhiều thì mất càng lớn. Nếu gửi ngân hàng, tôi lại thấy lãi suất khi đó không hề cao, thậm chí còn thấp hơn lãi suất vay tiền”, anh M. chia sẻ. “Cuối cùng, chúng tôi quyết định dùng tiền đó để trả nợ thật nhanh.”

Ban đầu, anh M. thấy khá vui khi thấy khoản vay giảm đáng kể, số tiền lãi phải trả không quá nhiều. Tuy nhiên, sau khi sống ở đây được 5-6 năm, gia đình chúng tôi chuyển đến một thành phố gần đó để tiện cho con cái đi học. Nhu cầu mới phát sinh, gia đình cần mua một căn nhà trong thành phố nên muốn bán căn nhà ở quê. 

Nhưng thật bất ngờ, thị trường bất động sản ở quê đã thay đổi. Nhà trong huyện không dễ bán, ngày thường người đến xem nhà rất ít, đăng bán suốt 2 năm mà chỉ có khoảng hơn chục người quan tâm.

photo-3

Ảnh minh họa

Ngôi nhà không những không bán được, mà giá còn giảm rất nhiều. Năm 2018, những ngôi nhà ở đây được bán với giá cao nhất hơn 2,7 tỷ đồng. Năm 2019 giá giảm xuống còn 2 tỷ. Đến năm 2021, mặt bằng chung tiếp tục rơi xuống khoảng 1,5 tỷ. Đến nay, nhà chỉ bán được khoảng 1,2 tỷ đồng.

Vì hầu hết số tiền tiết kiệm đều được dùng để trả nợ nên khi không thể bán được ngôi nhà, điều này ảnh hưởng lớn đến dòng tiền của gia đình.

“Kiếm tiền bây giờ không dễ, thu nhập từ những khoản đầu tư cũng không ổn định, hàng tháng còn cần trả góp tiền mua nhà mới, cộng với chi phí sinh hoạt trong gia đình đều tốn kém…” Anh M. thở dài khi kể về những áp lực đang phải đối mặt. 

“Tôi đã thử nhiều cách để tăng thu nhập và giảm chi tiêu nhưng vẫn không đủ sống. Trong thời gian trước, tôi thậm chí đã phải bán chiếc xe hơi của mình để có thêm tiền sinh hoạt.”

Lúc này, anh M. nghĩ lại và thấy hối hận khi đã trả nợ quá nhanh. Khi đó, anh cho rằng, đồng tiền không dùng vào việc gì khác thì tập trung trả nợ là cách tốt nhất. Suy nghĩ của mọi người lúc đó chỉ đơn giản là, nếu gặp khó khăn, vậy bán nhà lấy tiền là được. 

“Vì không thể dự đoán được tương lai, chúng ta đáng lẽ phải luôn luôn biết cách dự phòng”, anh M. cho biết.

photo-2

02. Tiền đã trả hết, nhưng nhà vẫn không có

Luân Luân (31 tuổi, nhân viên quảng cáo) từng chi tiền mua một căn nhà ở quê hương vào tháng 10 năm 2019. Giá nhà khi đó khoảng 24 triệu đồng/mét vuông. Do đó, cô đã vay thế chấp 1,5 tỷ với lãi suất 5,19%.

Vì sự nghiệp đang ở giai đoạn đỉnh cao, thu nhập hàng tháng lên tới hàng chục triệu đồng nên cô hoàn toàn có đủ khả năng trả nợ đều đặn. Thậm chí, sau khoảng 20 tháng trả nợ định kỳ, cô quyết định gia tăng số tiền trả nợ để đẩy nhanh tốc độ, hi vọng khi nhận được nhà cũng là lúc hoàn toàn sở hữu nó, không còn bất cứ nợ nần gì.

Tuy nhiên, Luân Luân không ngờ sau khi nợ trả xong, nhà vẫn chưa hoàn thiện. Người ta liên tục đưa ra những lý do để biện minh cho sự chậm trễ ngày càng kéo dài.

photo-1

Ảnh minh họa

Do yêu cầu công việc cần di chuyển nhiều, Luân Luân thường ở thuê trên thành phố. Khoản chi hàng tháng cũng vào khoảng 15 triệu đồng. Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế gặp nhiều biến động, ngành quảng cáo không còn ăn nên làm ra như trước nên thu nhập của cô cũng giảm sút dần. Cô cũng dành ra một khoản tương đương với 6 tháng lương làm quỹ thất nghiệp dự phòng. 

Sau tất cả, lượng tiền mặt trong tay Luân Luân không còn nhiều nữa. Cô rất mong muốn được chuyển về nhà mới nhưng mọi chuyện vẫn chưa đâu vào đâu. 

“Bây giờ, dù tôi muốn mua một căn hộ khác, dù là nhỏ hơn ở thành phố, thì cũng không đủ tiền. Nếu không trả nợ thế chấp sớm như vậy, có lẽ tôi sẽ được nhiều lựa chọn hơn”, Luân Luân cho biết. 

Đối với những người muốn trả nợ thế chấp sớm, cô khuyên: “Mọi người nên quyết định tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân. Nếu bạn cũng như tôi, ở quê, làm việc nơi khác, có thể gặp khó khăn trong việc thuê nhà, thì vẫn phải thận trọng nếu muốn mua nhà đất. Đồng thời, phải cân nhắc một khoản tiền phòng chống rủi ro luôn có trong tay, để đảm bảo cho mọi tình huống bất ngờ.”

*Theo yêu cầu của những người được phỏng vấn, Madoka và Luân Luân là những bút danh thay thế tên riêng trong bài viết.

Dân ngân hàng vẫn "còng" lưng trả nợ mua nhà, thì lương 10 triệu/tháng khi nào mới tích đủ tiền?

Phương Thùy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm