Câu chuyện về Dinh Tỉnh trưởng tại Đà Lạt lại đang hâm nóng mặt báo, khi lãnh đạo địa phương tổ chức lấy ý kiến chuyên gia về phương án di dời kiến trúc này lên cao 28 mét (so với vị trí cũ) để có không gian xây dựng hệ thống khách sạn 10 tầng bên dưới.
“Hồ Gươm, giao lộ Đông – Tây” là tên gọi cuộc triển lãm trực tuyến được Trung tâm lưu trữ quốc gia I tổ chức và vừa khai mạc cuối tuần qua.
Tết Trung thu năm nay có lẽ trở nên đặc biệt hơn vì nó đã trở về đúng nghĩa là ngày tết của gia đình, tết đoàn viên.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, từ ngày 19/9, đơn vị này sẽ tổ chức chương trình trưng bày Trung thu 2021 bằng hình thức trực tuyến với chủ đề "Trung thu sum vầy" tại website: hoangthanhthanglong.vn và trungbayonline.hoangthanhthanglong.vn.
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), từ ngày 22/8, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm trực tuyến "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại".
Sáng 15/6, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Trưởng ban chỉ đạo triển khai dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức triển lãm “Tết Đoan Ngọ xưa và nay-Gió lành Đoan Dương” theo hình thức trực tuyến nhằm giới thiệu nét cổ truyền của Tết Đoan Ngọ đến đông đảo công chúng.
Ngày 28/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh thành (Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam) đã công bố những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu khảo cổ học và ứng dụng công nghệ, thiết kế trưng bày bảo tàng, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (28/4/2011-28/4/2021).
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ở địa tầng sâu nhất, 2 mộ táng gạch thời kỳ tiền Thăng Long xác định niên đại khoảng thế kỷ 4 đến thế kỷ 6. Điều này cho thấy dấu tích cư trú của con người tại đây khá sớm, từ trước thời kỳ Đại La.
“Cần “tăng tốc” với những kế hoạch, mục tiêu cụ thể để trả lời được câu hỏi: “Bao giờ chúng ta sẽ hoàn thành nghiên cứu và bắt tay vào phục dựng điện Kính Thiên?” – đó là ý kiến được khá nhiều chuyên gia nhắc tới trong buổi báo cáo khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long vào cuối tuần qua.
Mới đây, lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng đặt quyết tâm trong việc phục dựng Điện Kính Thiên, hoàn trả hồn cốt cho di sản Hoàng thành Thăng Long.
Hơn 10 năm trước, Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, cũng từ đó đến nay, công tác nhất thể hóa quản lý khu di sản, một trong 8 cam kết của Việt Nam với UNESCO vẫn chưa hoàn thành.
Ngày 4/2, tại Di sản Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã phục dựng nghi lễ cung đình Thăng Long xưa thông qua hoạt động văn hóa mừng Tết Nguyên đán “Tân Sửu nghênh Xuân”.
Để phục vụ công tác nghiên cứu và lập hồ sơ khoa học về đồ gốm sứ Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn thời Lý - Trần (từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV), ngày 15/12, Viện Nghiên cứu Kinh thành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Đồ sứ Trung Quốc thời Tống trong Hoàng cung Thăng Long", tại Hà Nội.
Ngày Di sản văn hóa Việt Nam vào hôm qua 23/11 cũng là thời điểm Hoàng thành Thăng Long tổ chức lễ kỷ niệm tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới.