‘Hút’ 1,6 tỷ lượt xem, ca khúc thiếu nhi ‘Baby Shark’ phiên bản Hàn gây tranh cãi

05/09/2018 08:32 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - Phiên bản ca khúc thiếu nhi Baby Shark (Bé cá mập) của thương hiệu giáo dục Hàn Quốc Pinkfong thuộc công ty SmartStudy đã nhận được hơn 1,6 tỷ lượt truy cập trên YouTube (tính đến ngày 4/9). Tuy nhiên ca khúc dường như có vẻ rất trong trắng này lại đang gây tranh cãi gay gắt.

Baby Shark: Bài hát khiến tác giả trở thành triệu phú trong một 'nốt nhạc'

Baby Shark: Bài hát khiến tác giả trở thành triệu phú trong một 'nốt nhạc'

Baby Shark - một bài hát dành cho thiếu nhi với giai điệu gây nghiện cho hàng tỷ người trên thế giới. Nhờ sự thành công của bài hát này, gia đình anh Kim Min-seok, Hàn Quốc sở hữu khối tài sản lên tới 125 triệu USD

Dù các phiên bản khác của Baby Shark đã gặt hái thành công trên diễn đàn video YouTube song phiên bản nhạc dance của Pinkfong hiện được xem nhiều nhất.

Chú thích ảnh
Hình ảnh trong video nhạc "Baby Shark" phiên bản tiếng Hàn

Phiên bản của Hàn Quốc đã lọt vào Top 40 trong bảng xếp hạng Anh hồi tuần trước, thành tích mà siêu sao rap Psy và nhóm nhạc BTS đã đạt được.

Có điều, ca khúc này đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ ở Hàn Quốc, nơi tạo danh tiếng trước tiên cho phiên bản tiếng Hàn của Baby Shark.

Phần ca từ trong phiên bản tiếng Hàn Baby Shark hoàn tác khác với phần gốc, trong khi ca từ tiếng Anh đơn giản hơn và chỉ đơn thuần nói đến các thành viên trong gia đình cá mập thì phiên bản tiếng Anh lại bổ sung nhiều tính từ sau mỗi thành viên.

Trong phiên bản tiếng Hàn, Mẹ cá mập được mô tả là “xinh đẹp”, trong khi Cha cá mập “mạnh mẽ”. Ông bà cá mập là những thành viên “tốt bụng” và “dịu dàng”.

Hồi tháng 1, tờ báo Hàn Quốc Kyunghyang Shinmun đã đăng một câu chuyện về phần ca từ trong phiên bản tiếng Hàn, đặt vấn đề về những tác động xã hội của ca khúc này và  cho rằng chúng cổ súy những tư tưởng thành kiến giới tính.

Hồi tháng 5, ca khúc này là tâm điểm của các phương tiện truyền thông sau khi đảng Hàn Quốc Tự do đầy bảo thủ đã sử dụng ca khúc này trong chiến dịch tranh cử ở địa phương hồi tháng 6.

Chú thích ảnh

Cuộc tranh cãi bắt đầu nổ ra trên SmartStudy, công ty điều hành kênh Pinkfong trên YouTube, đe dọa kiện đảng Tự do Hàn Quốc vì vi phạm bản quyền.

Song đảng Tự do Hàn Quốc tranh cãi rằng ‘Baby Shark’ là một ca khúc cũ dành cho thiếu nhi và đưa ra một email của Johnny Only, người sở hữu bản quyền của phiên bản ca khúc năm 2012.

Theo tin của trang tin Hàn Quốc enews24, hiện nay SmartStudy đang bị chính Johnny Only kiện lại. Hồi tháng 6, Only đã đâm đơn kiện lên Tòa án Seoul với cáo buộc phiên bản của Pinkfong có nhiều điểm giống với phiên bản của ông.

Baby Shark là ca khúc thiếu nhi kể về một gia đình cá mập. Ca khúc này không chỉ có thiếu nhi yêu thích và còn nhiều đối tượng ở các lứa tuổi. Baby Shark được sử dụng rộng rãi trên mạng xã hội và cực kỳ ăn khách trên mạng.

Trong một cuốn sách xuất bản hồi năm 2007 của Mỹ có đề cập đến Baby Shark và ca khúc này vốn dành cho trẻ mầm non từ những năm 1900.  Sau đó, video mang tên Kleiner Hai do Alemuel trình bày được tung ra và gặt hái thành công.

Năm 2011, cả Johnny Only và Learning Station phát hành các phiên bản của Baby Shark trên YouTube. Các phiên bản này ít phức tạp hơn các bản trước đó và nhắm vào thiếu nhi nhỏ tuổi hơn. Phiên bản của Learning Station còn là ca khúc thiếu nhi ăn khách nhất năm 2011.

Chú thích ảnh

Năm 2014, Pinkfong phát hành phiên bản mới và trở thành video ăn khách ở Indonesia năm 2017. Sau đó, phiên bản Hàn đã lan tỏa tới nhiều nước châu Á khác, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.

Ứng dụng mobile còn nằm trong Top 10 ứng dụng được tải nhiều nhất trong danh mục ứng dụng gia đình ở Hàn Quốc, Bangladesh, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và Indonesia trong năm 2017.

Tính đến nay, phiên bản tiếng Hàn đã nhận được hơn 1,6 tỷ lượt truy cập trên YouTube, trở thành video được xem nhiều thứ 35 trên địa chỉ này.

Phiên bản Hàn còn tạo nên cơn sốt dance trên khắp thế giới với trào lưu “Baby Shark Challenge” và được xem là “sản phẩm thành công kế tiếp sau  Gangnam Style".

Các nhóm nhạc K-pop như Girls' Generation, Red Velvet và Black Pink đã góp phần làm lan tỏa Baby Shark thông qua các bản cover của ca khúc, đặc biệt là trong các chương trình truyền hình và hòa nhạc.

Xem video ca khúc Baby Shark phiên bản tiếng Hàn: 

Tuấn Vĩ
Tổng hợp

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm