Đức bắt đầu xem xét đơn xin vận hành dự án Dòng chảy phương Bắc 2

13/09/2021 21:32 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Cơ quan mạng lưới liên bang Đức (BNetzA) ngày 13/9 cho biết cơ quan này có 4 tháng để hoàn tất giấy phép hoạt động của hệ thống đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sau khi đã nhận đủ hồ sơ cần thiết từ công ty khí đốt Nord Stream 2 AG.

Phó Thủ tướng Đức chỉ trích việc lục soát Văn phòng Bộ Tài chính

Phó Thủ tướng Đức chỉ trích việc lục soát Văn phòng Bộ Tài chính

Sau vụ lục soát Văn phòng Bộ Tài chính liên bang, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính liên bang Đức Olaz Scholz đã chỉ trích hành động này của các nhà điều tra, cho rằng họ lẽ ra có thể trao đổi bằng cách khác và Bộ Tài chính sẵn sàng hợp tác.

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trên trang web chính thức, BNetzA cho biết nhà quản lý hệ thống điện, gas, viễn thông, bưu chính và đường sắt của Đức sẽ có 4 tuần để cấp giấy chứng nhận cho công ty Nord Stream 2 AG, bắt đầu từ ngày 8/9.

Sau khi hoàn tất việc kiểm tra, BNetzA sẽ gửi dự thảo quyết định cấp phép lên Uỷ ban châu Âu (EC) để xem xét. Trong thông báo, BNetzA nêu rõ: "Nord Stream 2 AG đã nộp đơn xin chứng nhận là nhà vận hành truyền tải độc lập theo các mục từ 10 đến 10e của Đạo luật Công nghiệp Năng lượng và hiện đã nộp tất cả các tài liệu cần thiết. Thời gian tính từ ngày 8/9 và BNetzA có 4 tháng kể từ ngày này để dự thảo quyết định và chuyển cho Ủy ban châu Âu".

EC sau đó sẽ đưa ra ý kiến trước khi gửi trở lại cho BNetzA để đưa ra quyết định cuối cùng và BNetzA sẽ phải xem xét đầy đủ ý kiến của EC. Gazprom được cho đã lên kế hoạch vận chuyển những dòng khí đốt đầu tiên tới Đức vào đầu tháng 10, song dường như kế hoạch này khó thực hiện khi chưa được sự chấp thuận của BNetzA, bởi Nord Stream 2 AG có thể bị phạt nếu cố tình khởi động việc vận chuyển khí đốt trong khi đơn xin phép vận hành đang chờ xử lý.

Chú thích ảnh
Dòng chảy phương Bắc 2

Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga hồi tuần trước thông báo đã hoàn tất việc xây dựng đường ống từ Nga tới Đức, theo đó cho phép Nga tăng gấp đôi lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu qua Biển Baltic.

Dự án này từng vấp phải chỉ trích từ Mỹ, Ukraine và một số nước khác do lo ngại châu Âu sẽ ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phải xoa dịu những lo ngại về đường ống này trong chuyến thăm tới Ba Lan cuối tuần qua, nhấn mạnh rằng bà đã nêu rõ với Moskva về việc Ukraine cần tiếp tục là nước trung chuyển khí đốt của Nga sau khi bản hợp đồng 5 năm hiện nay hết hiệu lực vào năm 2024.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm