5 ngọn núi cao nhất miền Nam các phượt thủ cần phải chinh phục

08/09/2016 09:54 GMT+7 | Điểm đến

(Dulich - Thethaovanhoa.vn) - Nếu bạn là người đam mê chinh phục các đỉnh núi cao thì nhất định phải bổ sung vào danh sách cần đi 5 ngọn núi sau.

Với độ cao 996m, núi Bà Đen (Tây Ninh) là ngọn núi cao nhất Nam Bộ và cũng là địa điểm “săn mây” nổi đình đám trong cộng đồng phượt. Nơi đây không chỉ có không khí trong lành, thiên nhiên hùng vĩ với những tảng đá khổng lồ mà còn ẩn chứa những truyền thuyết kì bí của xứ chùa linh thiêng.

Toàn cảnh núi Bà Đen hùng vĩ

Đường lên núi có độ dốc khá cao, tuy nhiên đây là một trải nghiệm khá thú vị khi bạn vượt qua được đoạn đường và đặt chân lên đến đỉnh núi

Và khi chinh phục được đỉnh núi thì thiên nhiên bao la bát ngát này chính là của bạn!

2. Núi Chứa Chan, Đồng Nai

Núi Chứa Chan hay còn gọi là núi Gia Ray, núi Gia Lào cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110km, có độ cao 800m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ. Đặc biệt, chùa Bửu Quang tọa lạc ở độ cao hơn 600m trên núi nổi tiếng là nơi linh thiêng, mỗi dịp lễ hay các ngày rằm lớn đều thu hút rất đông khách du lịch.

Núi Chứa Chan "hư hư ảo ảo" trong những đám mây bồng bềnh

Đường lên núi

Chùa Bửu Quang nằm ở độ cao hơn 600m
3. Núi Bà Rá, Bình Phước

Núi Bà Rá thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, với độ cao 733m, đây được xem là ngọn núi cao thứ 3 ở Nam Bộ. Người S’Tiêng gọi ngọn núi này là “Bơnom Brah”, nghĩa là ngọn núi thần.

Mặc dù không cao như núi Bà Đen nhưng với độ dốc thẳng đứng của các bậc thang, việc chinh phục đỉnh Bà Rá lại tốn nhiều sức lực và thời gian hơn. Hệ thống cáp treo vừa được xây dựng gần đây có thể giúp bạn đi thằng từ chân núi lên tới đỉnh. Tuy nhiên, cảm giác đặt từng bước chân qua các chướng ngại vật và chinh phục đỉnh núi, thu vào mắt cả một khoảng trời bao la vẫn thú vị hơn phải không?

Núi Bà Rá sừng sững giữa trời đất

Đường lên đỉnh núi Bà Rá

Hồ thủy điện Thác Mơ trên núi đẹp rực rỡ 

4. Núi Cấm, An Giang

Với độ cao 705m so với mực nước biển, Núi Cấm được xem như “nóc nhà” của đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây còn được mệnh danh là “Đà Lạt của An Giang” bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Núi Cấm với nhiều truyền thuyết bí ẩn luôn thu hút rất đông phượt thủ và khách du lịch. Trên đỉnh núi Cấm còn có tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á, cao gần 34m.


Toàn cảnh Núi Cấm đẹp hư ảo nhìn từ trên cao

Đường dành cho xe máy, ô tô lên đỉnh núi Cấm

Cảnh hồ trên núi đẹp đến nao lòng

5. Núi Tà Cú, Bình Thuận

Núi Tà Cú thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận, đã được xếp hạng là thắng cảnh cấp quốc gia vì vừa có khung cảnh hùng vĩ nên thơ, có chùa chiềng linh thiêng và là nơi leo núi của người dân Bình Thuận.

Một góc núi Tà Cú

Đưởng lên núi

Tượng Phật dài 46m trên đỉnh núi

Bài: Hồng Nhung
Ảnh: Sưu tầm




Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm