Tranh luận gay gắt quanh việc đóng 100.000 đồng để ‘giải cứu giáo viên’

02/06/2017 11:05 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) – Đề xuất mỗi học sinh tiểu học góp 100.00 đồng mỗi tháng để lập quỹ khuyến dạy hay quỹ giải cứu giáo viên của TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT đang gây tranh cãi trong dư luận.

"Giải cứu giáo viên tiểu học"

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT từng nêu quan điểm nhất định phải tăng lương cho giáo viên. Giải cứu dưa hấu, giải cứu chuối, giải cứu lợn/heo… cho người nông dân là cần thiết nhưng quan trọng hơn cả là cần “giải cứu giáo viên tiểu học”.

Giải pháp giải cứu mà TS Lê Trường Tùng đưa ra là mỗi học sinh tiểu học đóng góp 100 nghìn đồng/tháng, tạm gọi là vào Quỹ Giải cứu Giáo viên tiểu học, hoặc Quỹ Khuyến dạy. Số tiền này, sẽ dành toàn bộ để bổ sung cho thu nhập giáo viên.

Lý do ông Tùng đưa ra ý kiến này là để cả xã hội phải chung tay, phải đóng góp, để các thầy cô yên tâm làm nghề.

Chú thích ảnh
TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT đề xuất "giải cứu giáo viên tiểu học" gây tranh cãi trong dư luận.

Sai quy định, thiếu khả thi...

Đề xuất này của TS Lê Trường Tùng đang vấp phải những phản đối gay gắt từ dư luận. Nhiều người cho rằng, việc tăng thu nhập cho giáo viên là cần thiết, nhưng đây là trách nhiệm của Nhà nước, của ngành giáo dục, chứ không phải đổ lên đầu phụ huynh học sinh.

Đội ngũ giáo viên lên tiếng phản đối đề xuất này một cách gay gắt. Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn -  giáo viên Trường tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh – TP. HCM) chia sẻ, cá nhân ông không đồng tình việc lập quỹ để “giải cứu giáo viên như giải cứu dưa hấu, giải cứu lợn”.

Thạc sĩ Sơn phân tích, việc thu mỗi học sinh 100 nghìn đồng/học sinh là sai quy định theo Quyết định 186/QĐ-TTg ngày 10.02.2017 của Thủ tướng. Thứ hai, đa số phụ huynh đều là dân lao động, việc phải đóng góp để “giải cứu”, “nuôi sống”, “phục vụ” cho giáo viên sẽ “không hợp lòng dân”. Và giáo viên sẽ phải nhận những lời “chì chiết, nhiếc mắng” từ phía phụ huynh và xã hội.

Thạc sĩ Sơn cho rằng, điều này cũng sẽ làm tổn thương không nhỏ đến giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng và phần nào cũng xem giáo viên tiểu học như là một “món hàng” cần đến sự giúp đỡ, giải cứu.

Giáo dục trẻ em bằng cách 'không giáo dục'

Giáo dục trẻ em bằng cách 'không giáo dục'

Mỗi cuốn sách là một câu chuyện ngắn, đơn giản về những tình huống, những vấn đề rất đỗi bình thường xung quanh 1 đứa trẻ nhưng tác giả lại tìm ra một cách truyền tải rất độc đáo và thú vị.

PGS.TS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, đề xuất “giải cứu giáo viên tiểu học” là phi lý và không thể thực hiện được. Ông phản đối vì cho rằng, phụ huynh đã đóng thuế, đóng học phí để đảm bảo quyền lợi học tập cho con mình, giờ lại đưa ra ý kiến yêu cầu phụ huynh đóng 100 nghìn đồng/tháng để tăng lương cho giáo viên là không phù hợp.

Đóng thêm 100.000 đồng để giải cứu giáo viên đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Trên một diễn đàn, có phụ huynh ý kiến rằng, giáo viên tiểu học đâu phải là nông sản mà cần giải cứu? Các thầy cô khó khăn một thì các phụ huynh lo cho con ăn học còn khó khăn 10. Vậy ai giải cứu phụ huynh?

Anh Tuấn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm