Thư gửi robot Citizen: Đơn giản là nhớ mẹ

12/12/2020 07:08 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

Tập 11 'Tuyệt đỉnh song ca nhí': Rơi nước mắt với cậu bé bán kẹo kéo hát 'Đêm mưa nhớ mẹ'

Tập 11 'Tuyệt đỉnh song ca nhí': Rơi nước mắt với cậu bé bán kẹo kéo hát 'Đêm mưa nhớ mẹ'

Tập 11 Tuyệt đỉnh song ca nhí gồm những phần trình diễn của các thí sinh còn lại đến từ 3 đội Cẩm Ly – Huỳnh Lập, Dương Triệu Vũ - Ốc Thanh Vân và Khả Như – Ngô Kiến Huy. Các giọng ca nhí thực sự có đêm thi đầy cảm xúc và mang lại những phút giây thăng hoa cùng âm nhạc cho khán giả.

Một câu chuyện rất xúc động mới diễn ra ở Việt Nam: Vì nhớ cha mẹ đang làm việc xa nhà, nên em học sinh 12 tuổi đã cùng 2 người bạn của mình từ Cà Mau lên TP.HCM để thăm. Hành trình hơn 400km trong 5 ngày đêmcủa các em đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng.

Sophia có biết không, khi còn nhỏ, ai không được sống gần cha mẹ là một thiệt thòi vô cùng lớn. Cha mẹ ở xa thì nhớ nhung đã đành, nhưng hơn thế, chỉ xa cha mẹ vài hôm, thậm chí vài giờ thôi cũng đã mong ngóng rồi.

Với tôi có lẽ là không bao giờ quên những ký ức mong mẹ đi chợ về hồi còn nhỏ. Hồi ấy, kinh tế khó khăn, lương thực thiếu thốn cho nên mẹ thường phải đạp xe đi chợ quê xa để mua thêm khoai, sắn về ăn độn cho đỡ đói. Những hôm ấy, thường phải gần trưa mẹ mới về. Ở nhà, chúng tôi vừa chuẩn bị bài vở đi học, vừa ngóng ra ngõ xem mẹ đã về chưa. Khi thấy bóng mẹ về từ xa là cả mấy chị em chạy ùa ra đón, miệng reo to: "A! mẹ về! A, mẹ về!”, rồi đứa thì dắt xe, đứa thì dỡ bao tải khoai, sắn buộc phía sau bê vào nhà, đứa thì cầm quạt nan, quạt lia lịa cho mẹ.

Chú thích ảnh
Ba em nhỏ đạp xe gần 400km từ Cà Mau lên TP HCM tìm mẹ. Ảnh: VietNamNet

Không biết có phải là vì những món quà của mẹ hay là vì lý do nào khác mà những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ hoặc phải sống xa mẹ quá lâu sẽ luôn cảm thấy thiếu thốn một thứ gì đó… và sẽ bằng mọi cách đi tìm mẹ, cho dù có khó khăn, thậm chí là nguy hiểm đến bản thân…

Tôi nhớ đến cậu bé Vi Quyết Chiến, người Sơn La. Cách đây hơn 1 năm, em đã đạp chiếc xe không phanh vượt quãng đường hơn 100km từ Sơn La về Hà Nội thăm mẹ và em trai đang nằm viện. Chuyến đi của em đã được ví như hành trình trái tim yêu thương. Em cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng…

Trở lại với chuyện 3 em học sinh Trường THCS Tân Hưng Tây, Phú Tân, Cà Mau đạp xe lên TP.HCM. Các em gồm Phan Văn Ngoan (12 tuổi), cùng 2 bạn là Đỗ Nhật Huy (11 tuổi), Phan Văn Hậu (14 tuổi). Được biết, bố mẹ của Ngoan phải gửi con cho bà nuôi rồi rời quê lên TP.HCM mưu sinh. 1 năm, anh chị chỉ về thăm con đôi lần. Còn Huy mồ côi cha lẫn mẹ. Em được chú và bà nuôi, lo cho ăn học. Chị gái của Huy được ngoại đem về chăm sóc, song cũng chỉ học hết lớp 9 phải nghỉ rồi lên Bình Dương làm thuê. Bởi thế trong chuyến hành trình, Huy định lên TP.HCM cùng bạn, rồi sau đó, nếu có cơ hội thì đi tìm chị gái. Còn Phan Văn Hậu, cha em bị tật nguyền nhưng phải gồng gánh lo cho gia đình. Hậu chia sẻ đi theo bạn lên TP.HCM với hy vọng tìm việc làm để gia đình bớt khổ.

Sophia thân mến!

Câu chuyện của 3 em học sinh tự đạp xe đi tìm cha mẹ, cho dù có gây ra sự lo lắng cho người lớn, gây nguy hiểm cho bản thân… nhưng đó là những tình cảm hết sức tự nhiên của bọn trẻ, rất đáng được trân trọng.

Chỉ có điều, giá như bọn trẻ được học thêm những kỹ năng sống cần thiết thì câu chuyện đã khác. Trong 5 ngày ròng rã đạp xe lên TP.HCM, khi đói, khát, cả 3 em vào quán ăn, nhà dân ven đường xin giúp đỡ, cứ mệt các em tấp xe ven đường (chỗ ống cống) ngủ rồi đi tiếp... Thật cảm động nhưng cũng thật tức cười khi các em còn mang theo... lưới với suy nghĩ rằng dọc đường sẽ bắt cá để có cái ăn!

Cho dù cũng đã nhắn tin về gia đình, báo cho mẹ biết là lên thăm, tuy nhiên các em lại không tiếp tục duy trì liên lạc dẫn đến việc cha mẹ các em rồi công an phải lo lắng tìm kiếm suốt mấy ngày, thậm chí phải ra thông báo tìm người mất tích.

Thật may mắn là câu chuyện của các em kết thúc có hậu phải không Sophia? Nhưng tôi cho rằng đó cũng là bài học cho các gia đình có con em trong độ tuổi đến trường, nhất là những gia đình do điều kiện bố mẹ phải đi làm ăn, sinh sống xa nhà, xa các con. Cùng với nhà trường cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến tâm tư, tình cảm của các em, đặc biệt là cần giảng dạy, hướng dẫn cho các em những kỹ năng sống cần thiết thời 4.0.

Xin chào cô, hẹn gặp lại thư sau!

Quốc Khánh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm