Có nên 'đập đi xây lại' thân thể mình?

10/08/2017 07:00 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Câu chuyện phẫu thuật thẫm mỹ của ca sĩ Đức Phúc đang được dư luận quan tâm. Trước anh, tại Việt Nam, nhiều người cứ ngỡ phẫu thuật thẩm mỹ là “sở trường” của phái nữ. Nhưng có vẻ, mọi chuyện bây giờ đã khác.

Nếu nhìn một cách rốt ráo, tạm gác qua vấn đề pháp lý hoặc đạo đức, thì phẫu thuật thẩm mỹ cũng là một hệ quả, một “nhánh” của việc làm đẹp mà thôi.

Có thể nói phẫu thuật thẩm mỹ (tùy cấp độ, phương pháp làm) là chuyện không xa lạ trong lịch sử loài người. Thời nào cũng vậy, nó thường được những người có tiền, có tiếng, hoặc có quyền lực (như Từ Hi thái hậu chẳng hạn) áp dụng nhiều hơn người bình thường.

Chú thích ảnh
Minh tinh Thẩm Thúy Hằng lúc trẻ và lúc về già, vốn chịu nhiều tác động xấu từ việc phẫu thuật thẩm mỹ

Trong các cuốn truyện cổ của Việt Nam như Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ 13), Việt điện u linh tập (thế kỷ 14), Thánh Tông di thảo (thế kỷ 15), Truyền kỳ mạn lục (thế kỷ 16), Thiên Nam vân lục liệt truyện (thế kỷ 16)… dù không viết trực tiếp viết về phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng đã đề cập tới chuyện này qua thuật hóa trang, đội lốt người của ma quỷ, yêu tinh… Trong các truyện này, rõ ràng con người là giống loài đẹp, càng đẹp hơn nhờ có ái tình, nên ma quỷ, yêu tinh phải cải trang, lột xác (mà nói như ngôn ngữ này nay là “đập đi xây lại”) để thành người, để gần người.

Cấm phẫu thuật thẩm mỹ, người đẹp Việt thiệt hay lợi?

Cấm phẫu thuật thẩm mỹ, người đẹp Việt thiệt hay lợi?

Việc Nguyễn Thị Thành từng phẫu thuật thẩm mỹ răng đã phải trả lại danh hiệu Á khôi 1 tại Hoa khôi Du lịch lại dấy lên cuộc tranh luận về việc: Cấm hay mở với phẫu thuật thẩm mỹ?

Phẫu thuật thẩm mỹ ngày nay đã có bước tiến xa về kỹ thuật, trở thành điểm nương tựa cho những người bị tai nạn, đặc biệt những người bị cháy bỏng, bị tạt axit… Đôi lúc, với những “sửa sang” nhẹ, kín đáo, phẫu thuật thẩm mỹ đã giúp nhiều người, đặc biệt là giới giải trí, màn ảnh, sàn diễn… chạm đến ước mơ hoặc thành công của mình.

Nhưng cũng có không ít trường hợp vì lạm dụng, phẫu thuật thẩm mỹ đã để lại kết quả tai hại. Trong quá khứ, câu chuyện mà báo chí từng viết về “người đẹp Bình Dương”, nữ minh tinh tài sắc Thẩm Thúy Hằng, là điển hình.

Còn nhớ năm 2009, tờ China Daily cho biết có 23 phụ nữ Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn với hải quan, sau khi đi phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc về. Còn theo một khảo sát của Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế, in trên tờ Daily Mail đầu năm 2015, cứ 77 người Hàn Quốc là có 1 người đã phẫu thuật thẩm mỹ, cao nhất thế giới.

Người đàn ông mất mạng trong lúc phẫu thuật làm to ‘của quý’

Người đàn ông mất mạng trong lúc phẫu thuật làm to ‘của quý’

Muốn "cậu nhỏ" được cải thiện vài cm so với vốn có, một người đàn ở Thụy Điển đã phải đánh đổi bằng cả tính mạng của mình.

Nhưng ngày nay, nhiều cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tại Hàn Quốc, Thái Lan… đã lưu ý khách hàng về việc phải chuẩn bị các giấy tờ có liên quan trước và sau khi phẫu thuật, đặc biệt là chuyển giới, để tránh rắc rối.

Nhìn ra thế giới và nhìn tại Việt Nam, có thể thấy phẫu thuật thẩm mỹ đang là xu thế được xã hội gián tiếp tạo các điều kiện thuận lợi. Nhu cầu làm đẹp và làm đẹp hơn cũng là quyền cơ bản của con người.

Tuy nhiên, như một quy luật tất yếu, việc đi ngược lại tự nhiên thì không thể nào tự nhiên hoàn toàn cho được, chưa nói các tác dụng phụ và bệnh tật sẽ kéo theo.

Hãy nhìn các ca sĩ Dolly Parton, Axl Rose, các nam tài tử Marlon Brando, Sean Connery, Burt Reynolds, Mickey Rourke, Sylvester Stallone, vận động viên Bruce Jenner… lãnh hậu quả khôn lường từ giải phẫu thẩm mỹ, để rồi chúng ta cẩn thận trước chọn lựa can thiệp bằng dao kéo.

Vô Ưu
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm