Công thức 1 năm 2023: 'Đèn đỏ' với những vấn đề liên quan chính trị

20/01/2023 08:48 GMT+7 | Thể thao

Các ngôi sao thể thao thường sử dụng ảnh hưởng của mình để bày tỏ quan điểm về một vấn đề liên quan đến chính trị hay xã hội nhưng ở giải đua Công thức 1 (F1), các tay đua giờ đây sẽ cần có sự cho phép bằng văn bản của cơ quan quản lý môn thể thao này để đưa ra "tuyên bố chính trị, tôn giáo và cá nhân" - bao gồm cả lập trường ủng hộ cộng đồng LGBTQ+.

Dĩ nhiên, quy định nêu trên của Liên đoàn xe quốc tế (FIA) được nhiều người cho là "cực kì bất công".

Thể thao rời xa chính trị

Động thái mà FIA đưa ra sau khi Lewis Hamilton và Sebastian Vettel là hai trong số những ngôi sao F1 đã sử dụng nền tảng của họ để ủng hộ nhân quyền tại các chặng đua trong vài mùa giải gần đây. Chẳng hạn như tại Qatar Grand Prix 2021, Hamilton đội mũ bảo hiểm có màu cầu vồng để ủng hộ quyền của LGBTQ+ và lên án luật chống đồng tính ở Saudi Arabia.

Vì thế, ngày 10/1 vừa qua, Chủ tịch FIA, Mohammed Ben Sulayem, đã thông báo rằng các tay đua sẽ không được sử dụng nền tảng của F1 để đưa ra những tuyên bố cho "các vấn đề mang tính cá nhân" của riêng họ. Chính sách mới, sẽ được thực hiện vào mùa giải tới sau khi cập nhật ở Bộ luật thể thao quốc tế (ISC), sẽ yêu cầu các tay đua phải có sự cho phép bằng văn bản của FIA để đưa ra những tuyên bố chính trị. Những người không có sự chấp thuận trước bây giờ sẽ được xem là vi phạm các quy tắc.

Tuy nhiên, phóng viên F1 Hazel Southwell coi chính sách này là "cực kì không công bằng" và "không thể chấp nhận được". Ông nói: "Thật vô cùng thất vọng khi FIA, hoàn toàn không cần thiết, đã áp dụng chính sách rất thiếu sót của Liên đoàn Olympic quốc tế (IOC) đối với các tuyên bố chính trị".

"Việc các vận động viên nổi tiếng như Lewis Hamilton và Sebastian Vettel ủng hộ quyền của LGBTQ+, đặc biệt là quan điểm của Lewis về quyền của người chuyển giới và việc Vettel kiên trì củng cố tầm quan trọng của việc chấp nhận LGBTQ+ trong mùa giải cuối cùng của anh ấy, là hết sức ý nghĩa", Southwell nói thêm. "Thật khó hơn nhiều để biện minh cho việc từ chối bất kì đề cập nào đến người LGBTQ+ hoặc giả vờ rằng chúng tôi không tồn tại khi có những đồng minh tốt và ồn ào như vậy ở thượng tầng môn thể thao này".

Mặc dù vậy, Sulayem đã bảo vệ chính sách của mình và cho biết họ có ý định "cải thiện và làm trong sạch" môn thể thao này.

Công thức 1 năm 2023: “Đèn đỏ” với những vấn đề liên quan chính trị - Ảnh 1.

Từ năm nay, mọi vấn đề nhạy cảm về chính trị hay xã hội bị cấm hoàn toàn ở đường đua F1

 Quan điểm của FIA

Theo Sulayem, "Chúng tôi quan tâm đến việc xây dựng những cây cầu. Bạn có thể sử dụng thể thao vì lí do hòa bình… Nhưng có một điều chúng tôi không muốn là lấy FIA làm nền tảng cho các vấn đề mang tính cá nhân riêng tư.

"Chúng tôi sẽ chuyển hướng khỏi môn thể thao này. Các tay đua làm gì tốt nhất? Điều khiển xe. Họ rất giỏi trong lĩnh vực đó, và họ làm kinh doanh, họ làm chương trình, họ là những ngôi sao. Không ai ngăn cản họ cả".

Và thay vì sử dụng F1, Sulayem tiếp tục: "Có những nền tảng khác để thể hiện những gì họ muốn. Mọi người đều có điều này và họ được hoan nghênh nhất để trải qua quá trình của FIA, để trải qua điều đó".

Ngoài Hamilton, Vettel, người đã giải nghệ sau mùa giải vừa qua, đã mặc một chiếc áo phông có dùng chữ "same love" có màu cầu vồng trên vạch xuất phát tại chặng Grand Prix Hungary 2021 diễn ra ở Budapest, Hungary, nơi có luật mới cấm miêu tả người LGBT+ trên các phương tiện truyền thông, tài liệu học tập và quảng cáo.

Về vấn đề này, Southwell nói thêm: "Trở thành một người LGBTQ+ trong thế giới đua xe thể thao có thể sẽ không nhận được sự ủng hộ; từ một ý tưởng lâu nay rằng bất cứ điều gì đồng tính sẽ khiến các nhà tài trợ xa lánh đến việc kì thị đồng tính dai dẳng từ những người trong môn thể thao và người hâm mộ".

"Tôi rất cảm động khi James Rossiter của Maserati Formula E xác nhận rằng đội đua sẽ tiếp tục ủng hộ và đại diện cho những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ và giữ lá cờ Pride trên xe của họ, bất kể có sự thay đổi nào". 

 Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm