Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm

26/03/2023 19:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Vào núi sâu để tìm quặng, cố gắng khôi phục lại công thức tráng men 500 năm trước, thành phẩm của cô gái sinh sau 1990 khiến nhiều bạn trẻ ngày nay phải thốt lên: Ngầu quá!

Giang Hâm, 32 tuổi, lớn lên trong gia đình 3 đời làm nghề sản xuất gốm sứ ở trấn Cảnh Đức. Đắm mình trong giới nghệ thuật đương đại ở thành phố lớn, đến năm 2017, cô về quê bắt đầu thực hiện đam mê “tái sinh” đồ sứ thời nhà Minh.

Giang Hâm chính là một điểm sáng rực rỡ và hiếm hoi trong ngành công nghiệp gốm sứ ở trấn Cảnh Đức,làng nghề do nam giới thống trị suốt hàng trăm năm qua.

Cuộc sống hiện tại của Giang Hâm chỉ quanh quẩn ở hai nơi: nhà và công xưởng. Không kết hôn, cô vẫn sống đầy đam mê và tự do.

“Cái thần, cái hồn và hương vị” trong gốm sứ cổ

Ngay từ thời cấp ba, Giang Hâm đã biết bản thân không muốn sống theo kiểu “9 giờ đi làm, 5 giờ tan ca”. Cho nên năm 21 tuổi, sau khi tốt nghiệp Đại học Gốm sứ Cảnh Đức Trấn, cô đã tự mở một studio riêng.

Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm - Ảnh 1.

Giang Hâm

Trấn Cảnh Đức nổi tiếng với nghề làm đồ gốm sứ từ rất lâu về trước, phụ nữ không được phép xuất hiện ở lò nung, vì cho rằng “đàn bà đến kỳ kinh nguyệt dơ bẩn, xui xẻo”.

Thời ngày nay đã khác, rất nhiều nữ nghệ nhân làm sứ, nhưng có thể làm chủ của một lò nung thì vẫn còn rất hiếm. Trấn Cảnh Đức có tổng cộng gần 1000 lò nung, trong đó chủ là nữ chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Giang Hâm lớn lên gắn liền với đồ gốm sứ. Ông ngoại từng là giám đốc xưởng gốm sứ nghệ thuật, bà ngoại vẽ màu trong xưởng gốm điêu khắc, cha mẹ ban đầu cũng làm việc trong nhà máy sứ nhà nước, sau đó tự mở xưởng.

Giang Hâm bắt đầu thích thú với việc tái hiện lại đồ gốm sứ thời nhà Mình vào khoảng năm 25 tuổi. Thế nhưng gốm sứ cổ không phải cứ làm là thành công, nó phải có “cái thần, cái hồn và hương vị”, nguyên liệu không đúng, tỷ lệ sai lệch thì không ra được cái chất xưa cũ.

Trấn Cảnh Đức có một câu truyền miệng là "Dạy đồ đệ, chết đói sư phụ". Công thức không ghi chép lại, không dạy cho người ngoài.

Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm - Ảnh 3.

Vậy trước đây, người trong trấn giữ bí mật bằng cách nào? Khi đó, lò nung được dùng chung, các nhà chỉ cần đóng tiền là có thể sử dụng. Sản phẩm làm ra được phủ vải kín mít, không cho người khác xem.

Tại sao có rất nhiều mảnh sứ trên bãi sông ở trấn Cảnh Đức? Là vì đồ sứ không nung xong, bị vỡ, đều phải đổ xuống sông, đốt cháy cũng không cho người khác nhìn.

Cho nên một người mới muốn làm gốm sứ cổ, chỉ có thể tự nghiên cứu từ đầu, lật tài liệu học thuật, góp nhặt kinh nghiệm của người đi trước, nung thử từng cái một, đi các bảo tàng lớn xem nguyên tác, làm so sánh.

Chỉ riêng thời gian này, Giang Hâm đã mất hơn 2 năm.

Tìm kiếm sự vụng về trong tinh tế

Đồ sứ nhà Minh có ba thời kỳ đỉnh cao: Vĩnh Lạc, Tuyên Đức và Thành Hóa. Thời kỳ Vĩnh-Tuyên rất phát triển, đề tài trên sản phẩm chủ yếu là những họa tiết tượng trưng cho hoàng quyền, như rồng, phượng, núi cao sông lớn. Đến thời kỳ Thành Hóa lại là những hình ảnh trong đời thường.

Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm - Ảnh 4.

Chén con gà (trái) và chén tam thu (phải)

Trong đó, chén con gà nổi tiếng nhất, giá trị hiện tại phải khiến bạn há hốc mồm, kỳ thật bên trên chỉ là cặp gà mẹ và gà con xuất hiện trong sân vườn nhà dân. Chén tam thu là cảnh mùa thu sân vườn, bên cạnh là tảng đá nhỏ, có cỏ và hoa. Chén chùm nho, mô tả lại một loại hoa quả bình thường.

Bút pháp không đề cao sự tinh tế, thậm chí cố ý "vụng về", cho người ta cảm giác là rất tự nhiên.

Đồ sứ thành hóa sử dụng ngoài đất cao lanh ra, còn có một loại đất “ma thương” rất độc đáo. Loại đất này độ phì nhiêu đặc biệt cao, đến từ một loại quặng. Căn cứ theo sử liệu ghi lại, loại quặng này ở trong núi sâu huyện Phù Lương. Giang Hâm cùng các thành viên lặn lội vào núi đi tìm, ngay cả tín hiệu cũng không có, xe cũng không vào được, chỉ có thể đi bộ từng đoạn.

Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm - Ảnh 5.

Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm - Ảnh 6.

Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm - Ảnh 7.

Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm - Ảnh 8.

Cuối cùng tìm được, cầm trong tay, cảm giác thành tựu tràn đầy. Khoáng thạch có độ tinh khiết cao, nếu đốt trực tiếp sẽ chuyển sang trạng thái gần giống ngọc. Nếu là phong hóa tự nhiên, chỉ cần bóp nhẹ, loại đất đá này sẽ nát thành bột phấn mịn màng.

Kỳ thật ở trấn Cảnh Đức, không có mấy người làm từng món đồ sứ bắt đầu từ công đoạn thô sơ nhất là tìm quặng, tìm đá như xưởng của Giang Hâm. Vì quá trình này quá khó khăn, bình thường đã có nhà máy trong trấn cung cấp nguyên liệu, nên không cần thiết phải cực khổ như vậy.

Thế nhưng Giang Hâm cho rằng: “Mô phỏng lại gốm sứ xưa, tôi nghĩ cần phải cảm nhận từng xúc giác thẩm mỹ của người thời bấy giờ trong quá trình làm việc. Bạn phải trở lại điểm khởi đầu của tất cả mọi thứ”.

Sống đầy chất riêng là một loại tự do

“Tính cách của tôi rất mạnh mẽ, khi còn nhỏ muốn trở thành nhà thiết kế, rời khỏi trấn Cảnh Đức, đến các thành phố lớn để sống tự do”, Giang Hâm chia sẻ.

Nhưng không may sức khỏe của cô gái không cho phép, cha mẹ không muốn cô sống xa nhà. Giang Hâm đã từng tuyệt thực để chống đối, nhưng cuối cùng chỉ đành học Đại học Gốm sứ Cảnh Đức Trấn.

Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm - Ảnh 9.

Sống trong trấn nhỏ, Giang Hâm rất sợ mình bị lạc hậu. Năm 2015, cô biết được trường Đại học Thanh Hoa liên kết với Sotheby's (một hãng bán đấu giá nổi tiếng) tổ chức một khóa học thạc sĩ "Quản lý sản phẩm nghệ thuật". Thế là cô đã “xách vali lên và đi”.

Các sinh viên trong lớp đến từ tất cả các tầng lớp xã hội trong lĩnh vực nghệ thuật. Giang Hâm đắm mình trong phòng trưng bày nghệ thuật và bầu không khí nghệ thuật đương đại.

Giang Hâm đã dành một năm ở Thượng Hải và muốn hòa nhập vào nhịp sống của thành phố lớn. Nhưng khi trải nghiệm được nhiều thứ, cô đã có một sự quan tâm mạnh mẽ đối với nghệ thuật cổ điển Trung Quốc.

Cho nên sau đó, Giang Hâm trở về trấn Cảnh Đức khoảng năm 2017 và hạ quyết tâm làm gốm sứ cổ.

Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm - Ảnh 10.

Cô gái chuyên 'phục sinh đồ cổ' thời nhà Minh, vụt sáng trong làng nghề do đàn ông thống trị hàng trăm năm - Ảnh 11.

“Những rủi ro mà tôi phải đối mặt vào thời điểm đó là gì? Tôi không nghĩ nhiều, chỉ cảm thấy bản thân vẫn còn trẻ. Thiếu tài nguyên, thiếu kinh nghiệm, sau đó cứ từ từ tích lũy, một ngày nào đó có thể đạt được mục tiêu”, Giang Hâm nói với ánh mắt đầy quyết tâm.

Nhịp sống của cô gái sinh năm 1992 bây giờ rất đơn giản, loanh quanh chỉ có nhà và studio.

“Tôi là người không thích giao tiếp xã hội, hiện tại đang sống với 2 em gái, xã giao bình thường gần như bằng không. Ngay cả những người bạn thân, một năm nhiều nhất chỉ tụ họp hai lần, vì vậy tôi cảm thấy rất thoải mái. Một thành phố lớn như Thượng Hải dường như quá sức đối với tôi, trấn Cảnh Đức lại vừa đủ”.

32 tuổi, chưa kết hôn, độc thân, nhưng bố mẹ Giang Hâm cũng không hối thúc, chỉ cần cô sống hạnh phúc là được.

“Bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều, bạn có thể sống đầy chất riêng, hoàn toàn kiểm soát công việc và cuộc sống. Tôi nghĩ rằng đó là một loại tự do”, Giang Hâm.

Nguồn: Zhihu

Trung Hạ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm