'CLB V-League không có nhu cầu làm ra tiền nuôi bóng đá'

12/03/2022 05:59 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - “V-League 2022 nghỉ đến 4 tháng để tập trung đội tuyển quốc gia, trên thế giới không có nền bóng đá của quốc gia nào hoạt động như thế. Đã đến lúc các CLB và VFF cần ngồi lại để hài hoà lợi ích, phát triển theo đúng mô hình chuyên nghiệp mà FIFA khuyến cáo”, chuyên gia Đoàn Minh Xương cho biết.

Nhận định bóng đá nhà cái Thanh Hóa vs Đà Nẵng. Nhận định, dự đoán bóng đá V-League 2022 (17h00, 12/3)

Soi kèo nhà cái Thanh Hóa vs Đà Nẵng. Nhận định, dự đoán bóng đá V-League 2022 (17h00, 12/3)

Soi kèo nhà cái Thanh Hóa vs Đà Nẵng. Nhận định, dự đoán bóng đá V-League 2022 (17h00, 12/3). Dự đoán bóng đá Thanh Hóa vs Đà Nẵng. Tỷ lệ kèo V-League 2022.

* TT&VH: Thưa chuyên gia Đoàn Minh Xương, ông nhận định thế nào về việc V-League 2022 nghỉ đến 4 tháng để nhường chỗ cho các đội tuyển thi đấu?

- Chuyên gia Đoàn Minh Xương: Trên thế giới thì không có quốc gia nào để các CLB nuôi quân chỉ để phục vụ cho đội tuyển quốc gia thi đấu cả. Đây là điều tôi thấy khó hiểu khi không biết sao từ đầu, khi VPF họp tổ chức giải đầu năm đưa ra lịch thi đấu như thế thì không có CLB nào phản ứng quyết liệt cả. Do không có ý kiến gì nên BTC giải cứ thế đưa ra quyết định nghỉ dài vậy thôi.

Còn nếu nhiều CLB đồng lòng có ý kiến không gián đoạn dài như thế thì phải chiều theo ý CLB thôi. Đành rằng thời gian qua mọi thứ ưu tiên đều dồn cho các đội tuyển quốc gia, V-League 2021 huỷ cũng một phần vì đội tuyển, nhưng không thể cứ thế mãi.

Sau câu chuyện này, tôi nghĩ CLB và VFF cần ngồi lại với nhau để giải quyết mối quan hệ hài hoà lợi ích của tất cả. Cần hoạt động thích ứng theo hệ thống của FIFA đã có. CLB là đội bóng chuyên nghiệp, cần phải tìm ra tiền để nuôi đội bóng. Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam còn lắm chuyện chưa chuyên nghiệp. CLB chỉ sống nhờ túi tiền của các ông bầu, nhờ ngân sách nên CLB không có nhu cầu suy nghĩ làm cách nào ra tiền từ bóng đá để xây dựng đội bóng. CLB chỉ xin tiền để xài thôi nên sẽ còn nhiều bất cập lắm.

* Những hệ luỵ lớn sẽ tác động đến V-League khi giải đấu gián đoạn quá dài, thưa ông?

- Giải đấu cắt vụn làm giảm thương hiệu các CLB. Tiền đầu tư của các nhà tài trợ do đó chỉ thích hướng tới đội tuyển quốc gia, không còn chi cho giải quốc nội, cho các CLB nữa. Như thế thì cái gốc rễ của nền bóng đá sẽ yếu.

Từ tháng 5 năm 2021 đến giờ, các cầu thủ phải nghỉ đến 8-10 tháng, không được thi đấu đỉnh cao nên phong độ cầu thủ xuống. Quá trình chuẩn bị các đội tương đối dài, chưa kịp “nóng máy” thì lại phải nghỉ, điều này rất khó cho công tác huấn luyện. Các HLV khó điều chỉnh cực kỳ. Các đội bóng mất nhiều cầu thủ chủ chốt trong thời gian dài, khi trở về CLB thì họ cần thời gian hồi phục nhưng không có đủ, dẫn đến phong độ không cao. Các cầu thủ HAGL đã chứng tỏ điều này ở đầu mùa giải.

bóng đá Việt Nam, VTV6 trực tiếp Hà Nội vs TPHCM, lịch thi đấu vòng 4 V-League, BXH V-League, xem trực tiếp bóng đá V-League, Hà Nội vs TPHCM, Thanh Hóa vs Đà Nẵng
SLNA đang thể hiện phong độ rất tượng sau 3 vòng đấu của V-League 2022. Ảnh: Hoàng Linh

Bình quân mỗi năm một CLB chi ra đến 70-80 tỷ để hoạt động. Như thế, tính ra cả ngàn tỷ phải bỏ ra mỗi năm, chưa kể công tác tổ chức. Một giải VĐQG tốn ngần ấy tiền mà thi đấu gián đoạn dài như thế thì chắc chắn không hiệu quả rồi.

Theo tôi giải VĐQG không nên nghỉ dài như thế. Các giải bóng đá trẻ cứ để các cầu thủ trẻ đi thi đấu, không cần áp lực thành tích. Giải VĐQG cứ duy trì hoạt động và chỉ dừng lại theo “Ngày FIFA” hoặc bàn bạc theo các CLB khi đội tuyển dự các giải quan trọng. Chúng ta đã thấy Thái Lan vô địch AFF Cup 2021 với các cầu thủ từ Nhật bay thẳng sang Singapore thi đấu luôn, làm gì có nhiều thời gian chuẩn bị. Thai League cũng chỉ dừng trước 1 tuần để HLV Polking tập trung đội tuyển thi đấu.

Các ông bầu bỏ tiền làm bóng đá để lấy dự án, không kiếm tiền từ bóng đá nên có thể vì thế mà họ mới duy trì. Nhưng trong dài hạn, bóng đá sống được bền vững phải thu được tiền từ bóng đá.

* Trở lại với V-League 2022, ông đã thấy hình ảnh ứng viên vô địch và các đội bóng có thể gặp nguy hiểm năm nay rồi chứ?

Khả năng vô địch thì chưa nói được vì giải mới đá có 3 vòng đấu thôi. Phong độ các CLB chưa rõ ràng lắm, lại sắp phải nghỉ 4 tháng, các đội lại thêm một lần chuẩn bị lại nữa nên thật khó nói. Với tôi, Viettel có sức mạnh đồng đều nhất. Từ thủ môn Nguyên Mạnh đến trung vệ Tiến Dũng, tiền vệ Hoàng Đức, Khắc Ngọc, tiền đạo Geovane - Pedro. Hà Nội FC chưa thi đấu nên chưa đánh giá được. HAGL thì gặp vấn đề về các trụ cột sa sút phong độ. HLV Kiatisuk đang rất vất vả vì điều này. SLNA năm nay nếu chơi đúng sức sẽ rất hay. Họ có 3 trung vệ “sát Tây”, 2 tiền vệ trẻ, khoẻ. Còn Oseni và Olaha rất lợi hại. Họ giúp Văn Đức được rảnh chân để toả sáng. Hai đội “phá bĩnh” năm nay là Hải Phòng và Nam Định.

Còn 2 đội sẽ khó khăn để trụ hạng mùa này là Sài Gòn FC và TP.HCM. Chất lượng ngoại binh của họ rất tệ. Đỗ Merlo gần 40 tuổi rồi mà vẫn phải “gánh” hàng công Sài Gòn FC. Còn ngoại binh TP.HCM mất hút. Samson cũng quá lớn tuổi rồi, cậu ta phải đá sau chứ đá trước thì không đủ sức.

* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Bình Minh (ghi)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm