Các triệu phú mách mẹo làm giàu, năm 2023 chắc chắn hưởng lợi: Tiết kiệm 1/3 tiền lương, tìm ‘kho báu’ ở chợ đồ cũ, và luôn nấu ăn ở nhà!

09/01/2023 16:05 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Hai tác giả của một cuốn sách nước ngoài có tên "Làm công vẫn có thể giàu" chỉ ra rằng nhân viên văn phòng muốn làm giàu, có ba con đường.

Mức tăng lương không thể theo kịp với giá cả tăng vọt và dường như khiến tầng lớp lao động, làm công ăn lương ngày càng khó làm giàu! Nhưng, đừng vội bi quan, hãy tiết kiệm 1/3 số tiền lương của bạn mỗi tháng và sử dụng nó để lên kế hoạch tài chính, và bạn có thể biến mình thành triệu phú. "1/3" là nguyên tắc, với việc tích lũy kinh nghiệm và có thể là thay đổi công việc, bạn có thể tiết kiệm được nhiều tiền lương hơn, kết hợp với đầu tư và quản lý tài chính hợp lý, chỉ cần bạn có quyết tâm, làm giàu bằng tiền lương thực ra không hề ngoài tầm với!

Cùng sống bằng lương, có người trở thành nhân viên văn phòng nghèo, có người lại trở thành nhân viên văn phòng giàu có. Đứng trên nấc thang giàu nghèo, bạn sẽ nghiêng về bên nào? Câu chuyện sau đây cho chúng ta biết rằng chỉ cần bạn sử dụng đúng phương pháp để tiết kiệm ít nhất 1/3 tiền lương của mình mỗi tháng, sau đó thực hiện đầu tư và lập kế hoạch tài chính với số tiền tiết kiệm được, bạn cũng có thể từ một người làm công ăn lương bước sang phía bên kia của sự giàu có.

Lâm Xuân Giang, người Đài Loan (Trung Quốc), đi làm đã được 10 năm, mức lương khoảng 50.000 đài tệ (khoảng 38 triệu đồng), so với hầu hết nhân viên văn phòng, mức lương này không cao nhưng trong 10 năm, cô đã tích lũy được 3 triệu đài tệ (khoảng 2 tỷ đồng), gần như là một nửa số tiền mà cô kiếm được.

Lâm Xuân Giang hiện đang làm việc tại phòng kế hoạch tín dụng. Trước đó, sau khi tốt nghiệp đại học, cô làm trợ lý nghiên cứu tại Đại học Yangming, với mức lương khởi điểm là 27.000 (khoảng 20 triệu đồng). Khi đó, vì mới ra trường nên cô ở nhà họ hàng, không mất tiền thuê nhà, kết hợp với cuộc sống khá đơn giản nên cô cũng tiết kiệm được nhiều hơn người khác.

"Tôi chỉ tiêu 5.000 tệ (khoảng 3.8 triệu đồng) mỗi tháng và tôi vẫn có thể sống ổn! Số tiền còn lại tôi cho vào tiết kiệm. Thời điểm đó, lãi suất tiền gửi cố định cao tới 7%. Xu hướng Hội quay vòng tín dụng và tiết kiệm cũng khá phổ biến, nên tôi đầu tư vào kênh đó 10.000 tệ (khoảng 7.6 triệu đồng), số tiền còn lại được gửi vào tài khoản tiền gửi cố định và tiền gửi không kỳ hạn."

Sống ở nhà họ hàng một thời gian, cô trở về quê làm việc một năm rưỡi trong một công ty công nghệ, khoảng thời gian ở nhà, mỗi tháng cô chỉ tiêu 5000 tệ.

Sau đó, cô lên lên phía bắc làm việc và sống một mình trong căn nhà thuê. Cô thuê một căn phòng đơn giản, giá thuê 5.600 tệ (khoảng 4.2 triệu đồng), tiền ăn hàng tháng 4.000 tệ (khoảng 3 triệu đồng), chi phí đi lại 1.500 tệ (khoảng 1.1 triệu đồng), cộng thêm chi phí sinh hoạt lặt vặt, mỗi tháng có thể chi tiêu rơi vào khoảng 13.000 tệ (khoảng 10 triệu đồng). Khi thu nhập tăng lên 33.000 tệ (khoảng 25 triệu đồng), cô có thể tiết kiệm được tới 2/3 thu nhập của mình. Thu nhập càng tăng lên, số tiền tiết kiệm hàng tháng của cô cũng tăng lên.

Lại sắp hết 1 năm mà vẫn thấy mình chưa giàu? Đừng bi quan, tiết kiệm 1/3 tiền lương mỗi tháng và sử dụng nó để lập kế hoạch tài chính, bạn hoàn toàn có thể biến mình thành triệu phú  - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Tiết kiệm là gốc, đầu tư nhưng đừng lơ là rủi ro

"Tôi thường đi tìm các 'kho báu' ở chợ". Cô ấy có thể tìm thấy một con dao làm bếp chỉ khoảng 15 ngàn đồng nhưng dùng được hai hoặc ba năm; cô ấy cũng có thể tìm thấy một chiếc áo chỉ 30 ngàn trông cũng không tệ lắm; và, cô ấy luôn tự nấu ăn.

Công thần giúp Lâm Xuân Giang tích lũy của cải là việc tiết kiệm, tuy nhiên, bản thân cô cũng có những hiểu biết nhất định về đầu tư và quản lý tài chính. Ngoài quỹ và cổ phiếu là những khoản đầu tư chính, cô cũng có chứng quyền.

Ngoài những thuận lợi ra thì trên con đường đầu tư, cô cũng có những lần phải trả giá đắt. Cô từng cùng đồng nghiệp mua cổ phiếu của một công ty công nghệ, thị trường chứng khoán sụp đổ khiến cô mất 200.000 đến 300.000 tệ, điều này khiến tài sản của cô giảm từ 1 triệu nhân dân tệ xuống còn 700.000 đến 800.000 tệ. Đau lòng, và "kể từ đó, tôi thay đổi chiến lược và chỉ đầu tư 20% tổng tài sản của mình, có như vậy thì dù có mất tiền, điều đó cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến tôi."

Cô nhấn mạnh: "Đầu tư là tốt nhưng cũng cần chú ý tới những rủi ro, đồng thời cũng cần kiếm tiền đều đặn!" Khi sự tích lũy của cải tăng lên, để không ảnh hưởng đến tốc độ tài sản thì đầu tư ổn định và lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Năm nay, Lâm Xuân Giang bước sang năm thứ 10 trong công việc, cô đã tích lũy được tổng tài sản là 3 triệu tệ, cùng với sự giúp đỡ của bố mẹ, cô đã mua được một căn nhà trị giá 9 triệu tệ ở thành phố Đài Bắc. 32 tuổi và độc thân, cô sở hữu một ngôi nhà gần chục triệu tệ, tất cả đều nhờ tiết kiệm và đầu tư.

Ngược lại, Vương Khải Lập, giám đốc điều hành cấp trung của một công ty, dù có thu nhập cao hơn Lâm Xuân Giang, nhưng anh lại là người tiêu sài khá hoang, thuộc kiểu làm tới đâu tiêu hết tới đó, ngoài chiếc ô tô của một hãng nổi tiếng đứng tên mình, số tiền gửi còn lại là vô cùng có hạn chứ đừng nói đến việc mua nhà hay bất động sản.

"Thế kỷ 21 là thời đại của đầu tư bắt buộc và quản lý tài chính. Những nhà đầu tư giỏi sẽ ngày càng giàu, còn tất nhiên, những ai không giỏi đầu tư sẽ ngày càng nghèo!".

Hai tác giả của một cuốn sách nước ngoài có tên "Làm công vẫn có thể giàu" chỉ ra rằng nhân viên văn phòng muốn làm giàu, có ba con đường. Cách thứ nhất là chọn đúng ngành, làm giàu thông qua cổ phiếu, những người làm việc trong ngành công nghệ đều làm giàu nhờ hình thức chia cổ tức. Cách thứ hai là giúp công ty kiếm nhiều tiền, làm giàu bằng cách làm việc với mức lương cao, các nhà quản lý cấp trung và cấp cao hoặc nhân viên bán hàng xuất sắc của doanh nghiệp đều thuộc loại này.

Nếu bạn không nằm trong số hai kiểu trên, thì có một cách khác, đó là đầu tư vào quản lý tài chính. Dùng số tiền nhỏ để đầu tư vào các danh mục đầu tư có lợi nhuận cao trong thời gian dài, đồng thời làm tốt việc phân bổ tài sản và quản lý cảm xúc, tránh xa các cạm bẫy đầu tư và sử dụng lãi kép để tiền sinh ra tiền.

Lại sắp hết 1 năm mà vẫn thấy mình chưa giàu? Đừng bi quan, tiết kiệm 1/3 tiền lương mỗi tháng và sử dụng nó để lập kế hoạch tài chính, bạn hoàn toàn có thể biến mình thành triệu phú  - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Tranh thủ bắt đầu "tích tiểu" khi bạn còn trẻ

Dương Vĩ Khải, một trong hai tác giả của cuốn "Làm công vẫn có thể giàu", đồng thời là phó chủ tịch phụ trách quản lý tài sản của Ngân hàng HSBC nhấn mạnh rằng, nhân viên văn phòng phải phân bổ ít nhất 1/3 tiền lương hàng tháng và "bắt đầu tích tiểu" để đầu tư và quản lý tài chính thì mới có khả năng trở nên giàu có. Anh cũng nhắc nhở, 1/3 là tỷ lệ nên phân bổ khi mới đi làm, lương chưa cao, sau khi lương tăng lên có thể tăng dần tỷ lệ lên 1/2, thậm chí 2/3, như vậy, tốc độ tích lũy của cải sẽ nhanh hơn.

Cái gọi là "tích tiểu" có nghĩa là "số tiền nhỏ, tuổi trẻ và rủi ro thấp", tức là tiết kiệm một phần tiền lương, bắt đầu đầu tư với số tiền nhỏ, bắt đầu từ khi còn trẻ và đừng mạo hiểm quá nhiều khi chưa biết nhiều về đầu tư và quản lý tài chính.

Phương pháp quản lý tài chính và đầu tư của Lâm Xuân Giang cũng được bắt đầu từ khi còn trẻ, cô tích cực tiết kiệm tiền ngay khi mới bước vào nơi làm việc, bắt đầu tiết kiệm bằng một số tiền nhỏ, sau đó kết hợp nó với chiến lược đầu tư rủi ro thấp để kiếm được một khoản tiền lớn. 

Chắc hẳn sẽ có nhiều nhân viên văn phòng khó tiết kiệm được 2/3 tiền lương hàng tháng như Lâm Xuân Giang, nhưng nếu bắt đầu từ ít nhất 1/3, việc tích lũy tài sản và có một cuộc sống sung túc sau này cũng không phải điều gì quá bất khả thi.

Alexx

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm