Các ngân hàng ở Liban phải đóng cửa trước làn sóng tấn công của người gửi tiền

17/09/2022 08:19 GMT+7 | Tin tức 24h

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, các ngân hàng tại Liban cho biết sẽ đóng cửa trong 3 ngày vào tuần tới, sau khi những người gửi tiền xông vào một số chi nhánh bắt giữ nhân viên làm con tin và yêu cầu được rút tiền tiết kiệm của họ tại ngân hàng.   

Anh cảnh báo tấn công bằng máy bay không người lái nếu Taliban không kiềm chế các nhóm khủng bố

Anh cảnh báo tấn công bằng máy bay không người lái nếu Taliban không kiềm chế các nhóm khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại London, Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết, Anh có thể triển khai một phi đội máy bay không người lái để tiến hành các cuộc không kích ở Afghanistan nếu chính quyền Taliban không đối phó với mối đe dọa khủng bố ở nước này.

Làn sóng tấn công ngân hàng tại Liban ngày 16/9 bắt đầu khi một người đàn ông với một khẩu súng giả đột nhập vào chi nhánh của Ngân hàng Byblos ở thành phố Ghazieh, miền Nam Liban và từ chối thả con tin cho đến khi người này rút được khoản tiền tiết kiệm 20.000 USD của mình đang bị mắc kẹt trong ngân hàng.

Vài giờ sau, một người đàn ông khác, với sự hỗ trợ của một nhóm người khác, cũng xông vào một ngân hàng ở Beirut. Ít nhất 5 vụ việc như vậy đã được thực hiện bởi những người gửi tiền trên khắp đất nước Liban. Những người gửi tiền đã liều mình hành động với nỗ lực tuyệt vọng nhằm lấy lại số tiền tiết kiệm bị mắc kẹt tại các ngân hàng thương mại ở Liban.  

Chú thích ảnh
Quân đội Lebanon bên ngoài chi nhánh của Ngân hàng Blom ở Beirut, Lebanon ngày 14-9 sau khi xảy ra vụ bắt giữ con tin. Ảnh: REUTERS

Các ngân hàng ở Liban đã áp đặt hạn mức rút tiền, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang ngày chìm sâu hơn trong cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội. Các vụ tấn công ngân hàng diễn ra chỉ một ngày sau khi một nhóm vận động hành lang kêu gọi những người gửi tiền tự giải quyết vấn đề để lấy lại tiền tiết kiệm của họ đang bị đóng băng trong ngân hàng.   

Hiệp hội Ngân hàng Liban (ABL) ngày 16/9 thông báo sẽ tổ chức cuộc đình công kéo dài 3 ngày bắt đầu vào tuần tới để phản đối hành động của những người gửi tiền. ABL, tổ chức đại diện cho đại đa số các ngân hàng ở Liban, đã lên án các vụ tấn công ngân hàng, đồng thời kêu gọi chính phủ thông qua luật để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay càng sớm càng tốt.

Một đại diện của ABL cho hay tổ chức này cùng với các ngân hàng đang thương thuyết với Bộ Nội vụ Liban nhằm thuyết phục chính phủ thực hiện các bước nhằm bảo vệ các nhân viên ngân hàng.   

Hôm 12/9, hàng nghìn người Liban đã xuống đường biểu tình và chặn các con đường ở thủ đô Beirut và thành phố Tripoli để phản đối tình trạng mất điện và quyết định của Ngân hàng trung ương Liban bãi bỏ vĩnh viễn chính sách trợ cấp nhiên liệu. Những người biểu tình cho biết họ đang trải qua cuộc sống tồi tệ vì không có điện, không nước sinh hoạt và không thuốc men, trong khi họ cũng không có đủ tiền để chi trả cho các dịch vụ y tế.    

Trong bối cảnh Liban đang lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua và chưa thể thành lập được chính phủ mới gần 4 tháng sau cuộc bầu cử quốc hội, nước này đã ghi nhận tỷ lệ lạm phát ở mức ba con số trong tháng thứ 25 liên tiếp. Lạm phát tại Liban trong tháng 7/2022 ở mức 168% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 7,4% so với tháng 6/2022. 

Việc các chính trị gia tại Liban không đạt được đồng thuận về việc thành lập chính phủ mới sẽ khiến cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên tồi tệ hơn và có thể làm trì hoãn chương trình cứu trợ trị giá 3 tỷ USD mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dành cho quốc gia Trung Đông này.

Nguyễn Trường/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm