Bóng lăn tuần qua: Thay đổi thói quen để nâng tầm

31/10/2022 14:36 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Cứ mỗi kỳ Đại hội TDTT toàn quốc hay giải bơi lội quốc gia, Ánh Viên lại phải xé lẻ kế hoạch tập luyện ở Mỹ đề về Việt Nam mà nhảy xuống hồ, đặng có thể đem về các tấm HCV cho đơn vị chủ quản. Tương tự là các kỳ SEA Games. Cùng với một kế hoạch thiếu rõ ràng về giáo án và môi trường tập luyện ở nước ngoài, khiến Ánh Viên không thể nâng tầm mình lên được.

Bơi Việt Nam bắt đầu lấp khoảng trống Ánh Viên

Bơi Việt Nam bắt đầu lấp khoảng trống Ánh Viên

6/10 HCV là con số mà kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên giành được ở SEA Games 30 cho Đoàn thể thao Việt Nam. Dù không hoàn thành chỉ tiêu 11 HCV năm đó nhưng ở kỳ Đại hội trên sân nhà năm nay, ai đủ sức bù lấp khoảng trống mà Ánh Viên để lại là câu hỏi không dễ giải đáp.

Cho đến thời điểm này, Nguyễn Thị Ánh Viên đã giã từ sự nghiệp thi đấu đỉnh cao, để tập trung vào việc học. Viên gần như là VĐV Việt Nam duy nhất từng 3 lần dự Olympic, vào các năm 2012, 2016 và 2020.

Luận về thành tích ở Olympic, Ánh Viên có thể không so được với các thế hệ đàn anh, đàn chị như Hiếu Ngân (HCB Olympic Sydney 2000, môn Taekwondo), Hoàng Anh Tuấn (HCB Olympic Bắc Kinh 2008, cử tạ) hay Hoàng Xuân Vinh (HCV bắn súng Olympic Rio 2016), nhưng như thế cũng là rất đáng nể phục. Bởi các môn Olympic như bơi lội hay điền kinh, chính là khốc liệt nhất.

Ở các kỳ SEA Games hay giải trong nước, không ngoa khi nói rằng, Ánh Viên cứ xuống hồ là có huy chương. Có rồi, thậm chí có nhiều rồi, thì vẫn muốn thêm nữa. Đấy chính là sự tận thu của thể thao Việt Nam, một thói quen cố hữu, khó thay đổi.

Thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá nói riêng, chúng ta có tiềm năng rất lớn, song lại khó có các VĐV chiếm lĩnh đỉnh cao thế giới, ít nhất là với người láng giềng Thái Lan hay thậm chí cả Philippines. Trong nhiều năm, tay vợt lừng danh Paradorn Srichaphan không bắt buộc phải đánh SEA Games cho tuyển Thái Lan. Đổi lại, anh có 2 HCV Asian Games và từng leo lên hạng 9 thế giới, thời đỉnh cao.

Nói về Thái Lan, năm 2018, "Messi Thai" Chanathip Songkrasin từng từ chối tham dự AFF Suzuki Cup - giải đấu mà đội bóng của ông Park Hang Seo đã lên ngôi, để tập trung cho sự nghiệp đỉnh cao của anh.

Và đương nhiên, tầm của Chanathip cũng không để tăng cường cho U22 Thái Lan giành HCV môn bóng đá nam. Năm nay, ngôi sao J-League 1 tiếp tục vắng mặt tại AFF Cup 2022, vì cần thời gian để hồi phục.

Chú thích ảnh
Thời điểm này Quang Hải nên tập trung mọi thời gian và tâm huyết cho CLB PAU FC.
Ảnh: Hồng Lĩnh

Căn bệnh thành tích khiến nền thể thao Việt Nam bị kéo giật trở lại hay ít nhất chậm phát triển so hới tiềm năng và tầm vóc. Và bóng đá cũng không phải ngoại lệ, khi rất nhiều các ngôi sao ĐTQG phải quay về đá giải trẻ QG hoặc khu vực (dù còn trong độ tuổi hay diện tăng cường). Quang Hải là một viện dẫn.

Mới nhất, PAU FC của Quang Hải đã thông báo, họ sẽ không nhả cầu thủ này về tham dự AFF Cup 2022. Lý là bởi, Hải cần cho các kế hoạch của CLB hơn và AFF Cup không thuộc hệ thống thi đấu của FIFA, không bắt buộc CLB phải nhả cầu thủ. PAU FC có lý và điều này có thể khiến VFF, HLV Park Hang Seo và cả người hâm mộ. Nhưng bóng đá chuyên nghiệp là thế, chúng ta phải học cách chấp nhận.

Trước đợt giao hữu tại TP.HCM mới đây, HLV Park Hang Seo đã ta thán, VFF đã không nỗ lực hết mình để đưa Quang Hải về. Thời điểm đó, ông Park có lý, bởi các trận đấu của ĐTQG thuộc FIFA Days và với một HLV làm thuê như ông Park, luôn cần những cầu thủ giỏi nhất trong mọi trận đấu. Thành tích chính là thước đo quyết định công việc của họ. Hải cuối cùng cũng về, nhưng chỉ vào sân rất hạn chế.

Nhưng giờ thì câu chuyện rất khác và đã đến lúc chúng ta phải thay đổi thói quen để tiến về phía trước.

CCKM

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm