Hoa hậu thân thiện Dương Thùy Linh: Đừng cứ ép phái mạnh phải là 'mạnh'...

26/11/2017 07:07 GMT+7 | ĐÀN ÔNG CHẤT

(Thethaovanhoa.vn) - Xuất hiện tại tọa đàm Đàn ông là số 1 hay số 0 khởi động cho cuộc thi Đàn ông chất là do báo Thể thao & Văn hóa (TTXVN) tổ chức, Hoa hậu thân thiện Dương Thuỳ Linh đã có những chia sẻ về đàn ông “chất” với MC “Xoay” Đinh Tiến Dũng.

Theo Hoa hậu Dương Thùy Linh, mỗi phụ nữ sẽ có những “gu” khác nhau về đàn ông. Riêng Linh thích đàn ông theo xu hướng hơi “Metrosexual” một chút, không quá “cứng” theo kiểu cứ phải gồng lên rằng tôi là một siêu nhân, mà họ vẫn có thẻ khiến ta cảm nhận sự yếu mềm của họ, đồng thời cho phép người phụ nữ của họ có thể vừa yếu mềm và vừa được cứng.

Thế nào là đàn ông chất? Theo Dương Thùy Linh, “chất”- trong thời đại mới, khi người phụ nữ không yếu mềm như ngày xưa, thì đàn ông cũng phải biết cách mềm xuống để hòa hợp với nhau.

Hoa hậu thân thiện Dương Thùy Linh chia sẻ tại tọa đàm Đàn ông là số 1 hay số 0
Hoa hậu thân thiện Dương Thùy Linh chia sẻ tại tọa đàm Đàn ông là số 1 hay số 0

Cụ thể, phụ nữ cũng vừa đi làm, vừa chăm gia đình, thì đàn ông cũng có thể vừa đi làm vừa chăm gia đình cùng với vợ. Mặc dù phụ nữ Việt Nam có thể hiểu với nhau là việc chăm gia đình của ông chồng nhiều khi cũng chỉ là thêm thôi, chứ “automatic” vẫn là việc của phụ nữ. Và nếu chồng chỉ cần thay bỉm một lần thì được tôn vinh kinh lắm, trong khi vợ có thay 100 cái bỉm thì vẫn là chuyện hiển nhiên.

Nói chung, “chất” với người đàn ông hiện đại là chúng ta văn minh và hiểu được rằng vai trò người phụ nữ bây giờ cũng không như ngày xưa nữa, nó cũng cứng – mềm một cách sao cho phù hợp với nhau là tốt nhất. Tất nhiên, điều này tùy “gu” mỗi người, chẳng hạn thế hệ mẹ Linh cũng sẽ khác Linh quan điểm về đàn ông chất.

*Theo Dương Thùy Linh, người phụ nữ có thể giúp đàn ông văn minh, mạnh mẽ hơn không? Bằng cách nào?

- Chắc chắc chắn là có. Một phần của việc có những đàn ông không văn minh lắm cũng là trách nhiệm của phụ nữ, nhất là việc họ được sinh ra và nuôi dưỡng như thế nào. Nếu chúng ta muốn thay đổi chồng mình hoặc những người đi trước thì khó, nhưng với con cái thì phụ nữ có sức ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ. Người mẹ cần thể hiện sự văn minh, năng động, để con mình thấy mẹ cũng làm được rất nhiều việc như bố và luôn có sự tôn trọng lẫn nhau giữa 2 bố mẹ để những đứa con của chúng ta sẽ văn minh.

*Có câu giàu vì bạn, sang vì vợ. Phụ nữ có thể giúp đàn ông văn minh hơn, nhưng có khi nào ngược lại không?

- Đương nhiên là có chứ. Thông thường với đàn ông, ít nhất là trong gia đình, Linh thấy, đàn ông dù cổ hủ thể nào thì phụ nữ vẫn có sức ảnh hưởng lớn. Đó là lý do khi muốn “lobby” ai đó, nhiều khi chúng ta lại đi qua con đường từ người vợ của họ. Vợ cứ thủ thỉ hàng ngày thì mưa dầm thấm lâu, có hiệu quả.

Nói chung, người vợ cần kiên nhẫn vì phụ nữ làm vợ nhưng đôi khi cũng có chút gì đó gần với làm mẹ. Họ phải biết quên cái tôi của mình đi vì mục đích chung. Nếu làm được điều ấy họ sẽ giúp chồng mình rất nhiều.

Tuy nhiên, phụ nữ đôi khi cũng rất bức xúc, khi ấy cũng có những thời điểm có lời nói, hành động không đạt được mục đích chung, thậm chí để ảnh hưởng tới sự nghiệp danh tiếng của chồng và chồng thiệt thì mình cũng thiệt thôi. Điều này thì cũng cần thông cảm vì phụ nữ ở Việt Nam đôi khi cũng nhiều sức ép. Nếu có lúc nào chị em mất bình tĩnh, các anh cũng hãy hiểu và thông cảm, vì phụ nữ cũng là con người thôi, không phải siêu anh hùng...

MC Xoay, Dương Thùy Linh và các khách mời tại tọa đàm
MC Xoay, Dương Thùy Linh và các khách mời tại tọa đàm

*Linh nói về "làm mẹ" không sai, bởi sự đáng yêu và trẻ con của đàn ông lúc nào cũng vẫn có…

- Em có con trai, nên em cũng thông cảm với đàn ông hơn rất nhiều. Em là người phải ra ngoài kiếm tiền, và hiểu rằng kiếm được đồng tiền trong xã hội là khó. Vì thế, em thấy nếu phải là trụ cột kiếm tiền trong gia đình thì đó là một gánh nặng rất lớn với đàn ông. Em cũng mong sau này con mình lớn, cũng lấy được một cô nào đó biết kiếm tiền để dung hòa...

* Nhưng bọn đàn ông thân lừa ưa nặng. Vợ không kiếm được tiền, thì mình phải căng ra kiếm tiền thì khổ, mà vợ kiếm được thì mình cũng sẽ khổ theo cách khác…

- Đàn ông đừng ép mình phải thế này phải thế kia, đừng tự làm khổ mình. Em nghĩ khi còn nhỏ, nếu họ biết trân trọng những gì mẹ họ làm trong gia đình thì sau này, họ cũng sẽ không có mặc cảm nếu là người kiếm ít tiền hơn vợ. Thật ra không ai có thể đi ra ngoài kinh doanh, làm ăn tốt được nếu không có một người lo lắng ở nhà. Linh nghĩ dàn ông cũng không nên tự hành hạ bản thân mình quá.

Hơn nữa, phụ nữ Việt Nam giờ cũng khá chủ động. Linh có em gái lấy chồng Nhật Bản, ở đó, phụ nữ vẫn được ở nhà chăm con, còn người đàn ông có thể đi làm ở thành phố khác cả tuần và chỉ về nhà mấy ngày. Nghĩa là đàn ông Việt Nam mình cũng mở, cũng sẵn sàng lắng nghe…

Nhưng, thay mặt chị em, Linh muốn chia sẻ thế này: mọi người vẫn nói là có 2 ngày của phụ nữ. Nhưng thật ra ngày 8/3 không phải ngày để tặng hoa, tặng socola, mà là ngày để họ đòi quyền bình đẳng. Trong ngày đàn ông, các anh cũng có thể đòi quyền bình đẳng: tôi được phép mềm yếu hơn, tôi không phải quá mạnh mẽ nữa. Cái đó cũng hay.

Chúng ta đừng cứ ép phái mạnh phải là "mạnh" Cái đó cũng làm các anh khổ lắm đấy. Chẳng hạn, có những người đàn ông không chia sẻ gì với vợ về khó khăn, bởi họ sợ vợ lo lắng, sợ vợ coi thường mình. Nhưng chính những cái đó làm phụ nữ không hiểu về người đàn ông của mình. Với vợ, các anh hãy cho phép mình yếu mềm hơn một chút…

* Vậy có cách nào để đàn ông gỡ bớt những gánh nặng không?

- Linh nghĩ các anh cần chịu khó chia sẻ hơn. Từ bố, rồi chồng Linh hay dạy con điều này mà Linh cũng không đồng ý. Ví dụ con đừng có kêu nhiều, đàn ông không ai lại như thế, đàn ông không được khóc, không than thờ thế này thế kia. Chính những cái đó khiến cho các anh về sau cảm thấy mình là người cô đơn nhất thế gian. Khi các anh cảm thấy cô đơn sẽ bị thiếu thốn góc độ về tình cảm trong trái tim, cảm thấy không được chia sẻ, và rất khó để chia sẻ với phụ nữ và những người xung quanh.

So với nhiều nước châu Á khác, Việt Nam có được xã hội ổn đinh, phát triển gia đình và hạnh phúc, thì đàn ông phải học cách chia sẻ nhiều hơn về cảm xúc của mình, cả những khó khăn mà mình gặp phải, đừng lấy sự sĩ diện hay cái tôi đàn ông của mình trong mắt vợ mình sẽ bị yếu đi... Các anh hãy coi vợ là những người bạn chứ không phải là những người đàn bà đẻ con cho mình mà họ không hiểu gì...

* Nhưng cái tội của đàn ông là nhiều khi tâm sự nhiều có khi lại bị ăn đòn...

- Các anh phải đủ thông minh, tinh tế, biết điểm nào là điểm dừng. Anh có cảm xúc với cô này cô kia... nhưng vợ anh có kể điều đó anh sẽ có cảm xúc như thế nào? Nếu anh cũng hạnh phúc với chuyện "em đi đi" chẳng hạn thì đó lại là vấn đề khác. Đôi khi đàn ông khắt khe với vợ về "chuyện ấy" nhưng lại thoái mái với mình về điều đó thì cũng không được. Đòi hỏi ở đây phải là tiêu chuẩn kép, phải bình đẳng. Nhưng chị em vẫn muốn được mở cửa ô tô, được xách đồ, trong khi vẫn muốn phải được đối xử bình đẳng, phải chia sẻ với nhau...…

Hoa hậu Dương Thùy Linh luôn lắng nghe các ý kiến và phản biện nhanh tại tọa đàm
Hoa hậu Dương Thùy Linh luôn lắng nghe các ý kiến và phản biện nhanh tại tọa đàm
Hoa hậu Dương Thùy Linh: Đàn ông hãy chia sẻ, đừng im lặng chịu đựng một mình

Hoa hậu Dương Thùy Linh: Đàn ông hãy chia sẻ, đừng im lặng chịu đựng một mình

Hoa hậu Dương Thùy Linh chia sẻ trong tọa đàm, mỗi người phụ nữ sẽ có quan điểm riêng về đàn ông “chất”, có người thích đàn ông phải thành đạt, không làm những việc bếp núc vì cho rằng như thế là mất đi “chất” của đàn ông.

* Vậy anh hay than thở quá có làm cho anh yếu đuối không?

- Em đánh giá cao những người đàn ông có khả năng bộc lộ cảm xúc, đó là khả năng thể hiện chỉ số IQ cao, họ không cảm thấy xấu hộ với việc đó, họ đủ tự tin và không sợ bị đánh giá là yêu đuối.

* Ví dụ đàn ông khóc đi, bọn anh khóc kiểu gì?

- Có những lúc người đàn ông của em đã ôm vợ khóc nức nở khi trong nhà có chuyện buồn hay có những đam mê ước vọng bị bức xúc đã gục vào lòng không khác con trai em. Em trân trọng vì nếu không chia sẻ với em thì sẽ đi tìm nguồn khác để chia sẻ

* Đàn ông khóc trên ti vi, trong các gameshow rất nhiều, nhất phần trao giải chia tay?

- Đấy không chắc họ có đại diện cho đàn ông hay không?

* Kiểu khóc như em kể hay khóc trong lòng bên ngoài không có nước mắt, hay thi thoảng rơm rớm nước mắt, em thấy kiểu nào đàn ông hơn?

-  Phụ nữ cũng như đàn ông thôi, không quá lạm dụng, tức nước vỡ bờ thì cứ khóc, hãy chia sẻ với mẹ hay vợ của mình. Đàn ông mà quá mít ướt thì em cũng cảm thấy không "men". Các anh là những người đàn ông văn minh, đã ngồi trên đây nói điều này thì không ngại chia sẻ suy nghĩ và không sợ bị đánh giá. Nhưng nhiều người đàn ông rất cô đơn nhất là khi vào bếp nấu ăn cho vợ lại bị đánh giá là thằng này cho vợ lên bàn thờ...

* Nếu vợ nói: "Chẵng nhẽ làm việc xong anh không đi tạo quan hệ, tạo những mối làm ăn trong công việc" để có tiền, rồi đến một ngày phá sản nhảy tàu...

- Em đang nói về sự văn minh trong sự phát triển của xã hội chứ không nói họ có bao nhiêu tiền. Nhật Bản rất cổ hủ và đến giờ giới trẻ nhiều khi không kết hôn vì cái họ trông đợi là ở gia đình truyền thống. Nước Nhật tử tử cao, người Nhật vợ không đi làm, một thu nhập dành cho cả gia đình. Khi người vợ không đi làm, khó có sự chia sẻ về công việc vì không hiểu nhau...

* Thậm chí những đồng nghiệp của anh làm ở Nhật Bản đi tàu quen còn kể về những mùa tự tử vào tháng 6 và cuối năm, lúc vừa nhận thưởng giữa năm và cuối năm, lúc đó thường có những quyết định sa thải được công bố. Những đội đứng ở ga tàu phải chặn để không ai nhảy được nhảy xuống, có những điều luật nếu như có ông nào nhảy xuống thì chuyến tàu bị dừng lại toàn hệ thống và gia đình của người tự tử phải chịu. Áp lực kinh khủng và căng thẳng…
- Vì nét văn hóa của Nhật là đề cao việc không than thở, phàn nàn, không làm phiền người khác. Rẩt nhiều người Nhật không dám nói ra vấn đề của họ. Chính vì thế khi em gái em đi lấy chồng Nhật, nhà em luôn phải hỏi khéo xem có chuyện gì xảy ra không vì nhiều khi có những nỗi khổ họ vẫn giữ trong lòng.

Với người Nhật khi thất nghiệp, rất nhiều người đã tự tử. Em em kể đi qua chân núi Phú Sĩ ở Nhật, một năm rất nhiều người vào đó tự tử có khi chỉ vì công việc hoặc bị oan ức điều gì đó. Người Nhật ít có sự chia sẻ do vậy em rất đề cao sự chia sẻ, con người hơn ở điểm đó, chúng ta cần khuyến khích, cả đàn ông lẫn đàn bà...

* Đàn ông chia sẻ ở quán nhậu về xô xe vào đâu đấy thì tỉ lệ chết cũng tương đương với tự tử...

- Sự thật thì nhiều khi thấy các anh ngồi trầm ngâm, nhưng khi hỏi các anh đang nghĩ gì thế, có chuyện gì buồn thế? thì các lại nói không có chuyện gì. Tuy nhiên, phụ nữ lại dịch theo ngôn ngữ của họ, bảo không chắc chắn, anh phải chia sẻ với em, nhưng chồng cũng không có gì để chia sẻ, thì lại "đẻ" ra chuyện gì đấy để thỏa mãn vợ, còn nói không có gì cả thì lại thành cãi nhau là anh không tin em... Khi đó em phải đọc những cuốn sách như Đàn ông đến từ sao hỏa, phụ nữ đến từ sao kim để hiểu về đàn ông.

Hoài An (ghi)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm