Có dải phân cách cứng, buýt nhanh vẫn bị 'chiếm' đường

23/01/2017 14:13 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn)  - Sở GTVT Hà Nội đã lắp đặt thí điểm 200 m dải phân cách cứng từ các nhà chờ buýt nhanh Giảng Võ, Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Tuân kéo dài đến các nút giao kế tiếp để giúp xe buýt nhanh tăng thêm vận tốc. Tuy nhiên, tình trạng phương tiện ngang nhiên chiếm đường xe buýt nhanh vẫn diễn ra.


PMột số hình ảnh ghi nhận tình trạng hoạt động của buýt nhanh hi có dải phân cách cứng phân làn đường riêng.



200m dải phân cách cứng từ nhà chờ đến nút giao Giảng Võ - Láng Hạ phân rõ làn đường buýt nhanh


Nút giao Giảng Võ - Láng Hạ khi có dải phân cách cứng cho làn buýt nhanh


Làn đường buýt nhanh khi có dải phân cách cứng trên đường Giảng Võ


Có làn đường riêng, buýt nhanh vận hành nhanh hơn khi vào nút giao Giảng Võ - Láng Hạ

“Thực tế, nếu có làn đường riêng bằng dải phân cách cứng, buýt nhanh đảm bảo sẽ tăng thêm vận tốc chạy, giảm thời gian lộ trình và tăng tần suất phục vụ trên tuyến”, lái xe buýt nhanh Nguyễn Thanh Lâm cho hay.


Làn đường buýt nhanh bằng dải phân cách cứng tại nút giao Hoàng Đạo Thúy - Lê Văn Lương


Làn đường buýt nhanh tại nút giao Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương, buýt nhanh lao vun vút

Theo ghi nhận, xe buýt nhanh lưu thông qua tuyến đường đã lắp dải phân cách như Giảng Võ, Nguyễn Tuân, Hoàng Đạo Thúy, Khuất Duy Tiến thuận tiện hơn rất nhiều so với dải phân cách mềm bằng vạch kẻ đường có gắn đèn phản quang.


Không có phân cách cứng, nhiều phương tiện sẵn sàng "tạt đầu", "cướp đường" xe buýt nhanh

Tuy nhiên, bên cạnh số đông ô tô lưu thông tuân thủ chạy theo làn đường riêng, nhiều xe máy vẫn cố tình vi phạm, đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT, nhất là khi trên tuyến buýt nhanh Kim Mã – Bến xe Yên Nghĩa chưa có xe hoạt động hoặc chạy sau các xe buýt nhanh.


Trong khi ô tô tuân thủ, thì nhiều xe máy vi phạm


Vắng bóng buýt nhanh, các phương tiện vô tư lấn làn đường buýt nhanh


Nhiều người lái xe máy thiếu ý thức vẫn "cướp đường" buýt nhanh mặc dù có dải phân cách cứng

Bác Nguyễn Trọng Nghĩa, hành khách đi buýt nhanh cho biết, mặc dù lắp dải phân cách cứng trên tuyến sẽ làm hẹp thêm phần đường các phương tiện khác lưu thông, sẽ làm gia tăng thêm tình trạng ùn tắc, nhất là vào giờ cao điểm. Tuy nhiên, nếu ý thức người tham gia giao thông nâng cao tự giác hơn, chấp hành tín hiệu hơn, có văn hóa nhường đường hơn và buýt nhanh chạy thuận tiện hơn như thế này, chắc chắn buýt nhanh sẽ thu hút ngày càng đông người sử dụng vận tải khách công cộng”.

Còn theo Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải, ngay sau khi lắp thí điểm đặt dải phân cách, tình trạng phương tiện đi vào làn đường buýt nhanh đã giảm hẳn. Người tham gia giao thông đã ý thức hơn làn đường giành riêng cho buýt nhanh, từ đó nâng cao hiệu suất hoạt động của tuyến buýt nhanh. Bên cạnh đó, dải phân cách cứng có thể di động, sẽ giúp giảm thiểu các vụ va chạm, xung đột giao thông giữa xe buýt nhanh với các phương tiện khác.

Theo Báo Tin tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm