Tuyển Việt Nam: 'Cuộc chiến' mới chỉ bắt đầu

16/11/2017 13:17 GMT+7 | Các ĐTQG

(Thethaovanhoa.vn) - Thầy trò HLV Park Hang Seo đã hoàn thành mục tiêu: Đoạt suất chơi VCK ASIAN Cup 2019, trước 1 lượt trận, sau khi "cưa điểm" với Afghanistan ở Mỹ Đình.

Nhiều ý kiến khen chê, bàn ra tán vào, mỗi người có một góc nhìn và quan điểm riêng, nhưng trong bóng đá muốn thắng mà lại đòi thắng đẹp không phải là chuyện dễ! Biết mình, biết người mới là điều quan trọng, bởi cuộc chiến và thách thức thực sự với bóng đá Việt Nam còn ở phía trước.

Tại sao không thể đá đẹp?

Thời còn thi đấu và giữ băng thủ quân ĐTQG, tiền đạo Lê Công Vinh khẳng định, bóng đá Việt Nam chưa thể nói chuyện đẳng cấp hay một lối chơi bản sắc được. Lý do được Vinh đưa ra là, nền bóng đá vẫn đang thuộc khu vực bậc nhất của bóng đá thế giới, thì có thể nói chuyện đẳng cấp với ai?! Và ngoài ra, chúng ta thay thầy (HLV)... như thay áo vì mải chạy theo thành tích, đòi hỏi bản ngã lối chơi là điều không thể.

Cũng theo Công Vinh, cựu HLV Henrique Calisto là người duy nhất đạt được tiêu chí này, bằng cầm quân, sự am tường và cả may mắn khi sở hữu các cầu thủ tài năng bậc nhất vào độ chín.

Còn cách đây đôi ba năm, các ĐTQG lớn (U23 và đội tuyển Việt Nam) thường bị đem ra so sánh với lứa U19 của Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường... Theo đó, người hâm mộ và một bộ phận truyền thông đều muốn ĐTQG đá hay và đá đẹp như "đám trẻ nhà bầu Đức", dĩ nhiên không thể thiếu là... chiến thắng! Đây là một đòi hỏi thái quá thời HLV Toshiya Miura. Người kế nhiệm Nguyễn Hữu Thắng muốn chiều lòng dư luận mà nửa đường đứt gánh. Sự thật là ở các cấp độ đội tuyển khác nhau, đối thủ khác nhau và quy mô trận đấu - giải đấu khác nhau, đội bóng phải đưa ra những ứng biến, kiến giải khác nhau. Đấy mới là sự phát triển, vì ngay cả Công Phượng cũng phải lớn, chứ không bé mãi được.

Trở lại với đội tuyển Việt Nam, trận đầu dưới thời HLV Park Hang Seo. Thể thao và Văn hoá đã nhận định, khó thể đòi hỏi một lối chơi có mảng miếng, đẹp mắt, khi quỹ thời gian chuẩn bị cho trận tiếp Afghanistan là quá ngắn ngủi. Khi không có sự chuẩn bị - khâu mang tính quyết định, tốt như mong đợi, thì một kết quả hoà có phần lép vế một chút, là hoàn thành chỉ tiêu. Phát biểu sau trận đấu, ông Park thậm chí đã thừa nhận, ông chưa hiểu hết thuộc tính lối chơi và điểm mạnh/yếu của một vài cầu thủ. Chúng ta cũng chỉ cần 1 điểm và vẫn còn 1 trận đấu nữa làm vốn cơ mà!

Cũng cần phải nói thêm, ngay ở khu vực Đông Nam Á, lần duy nhất và cuối cùng bóng đá Việt Nam giành chiến thắng, đã ngót 10 năm rồi. Huống hồ đây là sân chơi châu lục.

Và, tại sao không thắng Afghanistan?

Điều đầu tiên phải thừa nhận, đấy là chúng ta đã không có một đội tuyển đủ tốt. Từ khâu nhân sự, chuẩn bị đều thiếu trước hụt sau, khá cập rập. Sự bị động trong bày binh bố trận và triển khai lối chơi có phần rối rắm. Một vài cầu thủ thậm chí còn bị "khớp", căng cứng đá quả bóng không nổi và chuyền sai nhiều. Chiến thuật bóng cố định cũng phá sản khi Thanh Trung thất bại. Rất may, trong buổi chiều Mỹ Đình, còn có những cá nhân biết toả sáng đúng lúc. Đó là Anh Đức, Văn Quyết và đặc biệt là thủ thành Tuấn Mạnh. Họ đều là những tiểu tướng nhiều kinh nghiệm, làm chỗ dựa cho đồng đội.

Một yếu tố khách quan khác, mà rất nhiều trong chúng ta vội lăm lăm "soi" gà nhà, không để ý thấy, đấy là Afghanistan cũng không phải "dạng vừa đâu". Họ tổ chức đội bóng chặt chẽ, từ lối chơi đến tiêu chí (3 điểm) hướng tới hòng đua với chủ nhà Việt Nam đến lượt trận cuối cùng. Cầu thủ Afghanistan bước vào trận đấu với tâm thế của những chiến binh. Ngay tại Mỹ Đình, bóng đá Afghanistan đã cho tất cả chúng ta bài học về sự can trường.

Báo Tây chê tuyển Việt Nam, HLV Park Hang Seo bắt đầu chuẩn bị cho U23

Báo Tây chê tuyển Việt Nam, HLV Park Hang Seo bắt đầu chuẩn bị cho U23

Báo nước ngoài chê đội tuyển Việt Nam, ông Park Hang Seo bắt đầu chuẩn bị cho U23 là những thông tin chính bóng đá Việt ngày 16/11.

Và chúng ta vẫn giữ một thói quen rất xấu, đấy là đòi hỏi và đòi hỏi, đến độ quên đi thực tại. Tất nhiên, bóng đá cũng như nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống, phải có sự cầu tiến, phải nghĩ rằng mình có thể để hành động, mới mong tiến bộ được. Nhưng bóng đá cũng thực tế lắm lắm. Những khoảnh khắc lịch sử của các ĐTQG hay nền bóng đá trước đây, tại sao không kéo dài, không được duy trì, là bởi cung cách làm bóng đá thiếu tính liên tục, kế thừa. Có thể nói, một trận hoà với Afghanistan đã cho bóng đá Việt Nam nhiều bài học. Bài học đầu tiên chính là hành động, thay vì chỉ ngồi mộng mơ, hay ủy mị.

Các giấc mơ và cả những cuộc chiến vẫn còn ở phía trước. Nhưng nếu uỷ mị, đấy là con đường ngắn nhất dẫn đến sự lụn bại. Về cơ bản, đạt chỉ tiêu lọt vào VCK giải đấu châu lục là đáng ghi nhận, nhưng mới chỉ là bắt đầu.

2. Vượt qua vòng loại ASIAN Cup 2019, đội tuyển Việt Nam lần 2 tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất châu lục, sau lần đầu tiên ASIAN Cup 2007 với tư cách chủ nhà

3. Đây là lần thứ 3, kể từ sau khi hội nhập trở lại, bóng đá Việt Nam lại có dịp đối đầu với Afghanistan. Với 1 chiến thắng và 2 trận hoà, chúng ta duy trì được thành tích bất bại trước đối thủ này.

4. Đã có 4 cầu thủ đang khoác áo HAGL được gọi lên đội tuyển quốc gia cho trận gặp Afghanistan, nhưng chỉ 2 trong số đó được vào sân là Công Phượng và Văn Toàn. Không tính Xuân Trường, bởi anh đang đá cho Gangwon FC

TUỲ PHONG

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm