V-League và bài học từ Nhật Bản

26/08/2021 14:02 GMT+7 | V-League

(Thethaovanhoa.vn) - Giải VĐQG Nhật Bản (J-League 1) từng lao đao ở mùa giải 2020, tương tự V-League. Tuy nhiên, người Nhật Bản vẫn hài hoà lợi ích của nhiều CLB với quyết định thi đấu không có đội xuống hạng.

HLV Lê Huỳnh Đức sẽ tái xuất ở CLB TP.HCM

HLV Lê Huỳnh Đức sẽ tái xuất ở CLB TP.HCM

HLV Lê Huỳnh Đức đang được CLB TP.HCM đánh tiếng mời về để thay thế chiến lược gia Alexandre Polking dẫn dắt đội bóng ở mùa giải 2022.

Giải đấu hàng đầu Nhật Bản J-League 1 mùa bóng 2020 phải đối diện với dịch bệnh Covid-19 khiến BTC phải tạm ngưng nhiều tháng.

Khi trở lại, J-League 1 thi đấu không khán giả và để các CLB hàng đầu không chịu ảnh hưởng, BTC đã thống nhất không áp dụng quy định xuống hạng cho 2 CLB xếp cuối cùng.

bóng đá, tin bóng đá, bóng đá hôm nay, bóng đá Việt Nam, tin tức bóng đá, V-League 2021 huỷ, giải hạng Nhất, HAGL, SLNA, J-League, Nhật Bản, Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu, V-League 2022
Hai CLB ở giải hạng Nhất Khánh Hoà và Bà Rịa Vũng Tàu (xanh) đều đặt mục tiêu lên hạng V-League 2022. Ảnh: VPF

Tuy nhiên, giải đấu vẫn có 2 đội lên hạng như quy định trước đó để các CLB hạng dưới không bị ảnh hưởng quyền lợi.

Với 18 CLB, J-League 2021 đã được nâng lên thành 20 đội bóng tranh tài. Nhưng người Nhật Bản vẫn xem đó chỉ là giải pháp tình thế.

Để đảm bảo chất lượng cao cho J-League 1, BTC vẫn quyết định mùa bóng 2022 sẽ chỉ có 18 đội, đồng nghĩa với năm nay sẽ có tới 4 CLB xếp cuối giải phải xuống hạng và thay bằng 2 CLB lên hạng đấu cao nhất.

Trở lại với câu chuyện V-League, việc VFF quyết định mùa giải 2021 phải huỷ vì lý do dịch bệnh đã khiến nhiều CLB thở phào. Tuy nhiên, những CLB đứng đầu như HAGL hay xếp bét bảng trước khi huỷ giải là SLNA vẫn đang băn khoăn trong việc trao chức vô địch hay xuống hạng.

SLNA không bao giờ đồng tình nếu họ bị quyết định giáng xuống giải hạng Nhất năm 2022. Với nhiều sự thay đổi, trong đó có việc “thay máu” nhà tài trợ có ngân quỹ xông xênh hơn, cầu thủ SLNA khát khao hơn và đội bóng này rất khó xuống hạng nếu thi đấu sòng phẳng phần còn lại của mùa bóng.

Nhiều ý kiến đồng tình cho SLNA không phải xuống hạng, nhưng lúc này các CLB hạng Nhất lại bị ảnh hưởng quyền lợi trực tiếp.

HLV Võ Đình Tân của Khánh Hoà cho biết đội bóng muốn lên hạng sau mùa giải hạng Nhất thi đấu rất thăng hoa này. Khánh Hoà mới được nhà tài trợ lớn đầu tư mạnh và họ đã chơi rất hay để xếp nhất bảng sau 7 lượt trận (15 điểm).

Khánh Hoà xếp trên Bà Rịa Vũng Tàu với 3 điểm nhiều hơn, nhưng CLB miền Đông Nam Bộ lại đá ít hơn đội bóng miền Trung 1 trận.

Cũng như Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu đặt mục tiêu lên hạng và sẽ thiệt thòi cho họ nếu phải ở lại hạng Nhất sau những gì đã phấn đấu.

Khánh Hoà và Bà Rịa Vũng Tàu đều có nhà đầu tư tốt, có động lực lên chuyên ở V-League 2022. Theo điều lệ của VPF hồi đầu năm, CLB xếp thứ 2 giải hạng Nhất sẽ đá play-off tranh vé dự V-League 2022 với đội bóng xếp hạng 13 V-League 2021.

Khi Khánh Hoà và Bà Rịa Vũng Tàu đòi hỏi quyền lợi chính đáng của họ thì rất có thể VFF, VPF sẽ phải tính toán lại và lúc đó, bài học từ BTC giải đấu hàng đầu châu Á như J-League có thể là điều cần tham khảo.

Ngoài ra, các CLB hạng Nhất được vé lên chuyên nghiệp cũng sẽ đánh giá lại chính mình với cơ hội thi đấu ở sân chơi cao nhất Việt Nam.

Thực tế, Khánh Hoà lẫn Bà Rịa Vũng Tàu có thực khát khao thăng hạng, được hậu thuẫn mạnh và nguồn lực tài chính nên đảm bảo đủ sức chơi V-League.

V.H

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm