Thế giới 'ngầm' của vua

24/07/2020 07:59 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - “Chúng nó làm vậy chết tôi rồi. Mình ở vùng sâu, vùng xa, mất cả tuần di chuyển bằng xe đò, mới ra được tới đây, cũng là vì bóng đá trẻ địa phương nói riêng và bóng đá trẻ Việt Nam nói chung. Giờ đường về xa quá”, Trưởng đoàn U21 Đồng Tháp, cựu trọng tài V-League, Phạm Quốc Dũng, nói trong nước mắt. Đó là VCK U21 quốc gia Báo Thanh Niên 2016, giải đấu được tổ chức ở Cẩm Phả, Quảng Ninh và U21 Đồng Tháp đã phải chịu muôn phần đắng cay (theo lời ông Trưởng đoàn Phạm Quốc Dũng), sau những quyết định hà khắc của các trọng tài.

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay, 24/7. Trực tiếp TPHCM đấu với Hà Nội. VTV6. VTC3, BĐTV

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay, 24/7. Trực tiếp TPHCM đấu với Hà Nội. VTV6. VTC3, BĐTV

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu bóng đá V-League 2020: trực tiếp Hải Phòng vs Hà Tĩnh, Quảng Nam vs Sài Gòn, Quảng Ninh vs SLNA, TPHCM vs Hà Nội. Lịch thi đấu bóng đá hạng Nhất quốc gia. Lịch thi đấu cúp quốc gia Pháp. Lịch bóng đá ngày 24/7, sáng 25/7.

Nên nhớ, Dũng “say” (con trai cựu Giám đốc Sở TDTT Đồng Tháp, Sáu Thành) từng là một trọng tài khá có tiếng. Một cựu trọng tài lên tiếng về trọng tài, thì hẳn là phải có vấn đề lớn. Nhưng, đây chỉ là một trong muôn vàn những câu chuyện góc khuất trọng tài, tại một giải đấu trẻ, chứ chưa nói chuyên nghiệp.

Nhất thân, nhì quen…

Nói thêm về Phạm Quốc Dũng. Năm 2006, anh đã từng là ứng viên số 1 cho danh hiệu “Chiếc còi vàng”, trước khi bị Dương Mạnh Hùng “giật”. Theo “thái tử” của ông Sáu Thành, Hùng “hấp” đã đi một con đường khó ai lường, với việc tố cáo cái phong bì 200 USD của bầu Đức. Dương Mạnh Hùng khi ấy được xem là người hùng và cũng nhờ đó mà anh giật luôn danh hiệu Chiếc còi vàng. Lần đầu, cũng như lần cuối, nay nhiều người vẫn nhớ sự nghiệp của Dương Mạnh Hùng đi xuống cùng… chiếc phong bì 200 USD ấy!

Bóng đá Đồng Tháp lên xuống như con nước, nhưng ngay lúc này, sau Phạm Quốc Dũng treo còi và chuyển qua công tác tổ chức – quản lý, xuất hiện “vua sân cỏ” Nguyễn Văn Chôm. Chôm được xem là đàn em, là đệ cứng của Quốc Dũng và cũng là cạ cứng trong giới trọng tài. Đó là lý do khoảng đôi ba năm nay, dù mắc khá nhiều lỗi, nhưng Nguyễn Văn Chôm vẫn được sử dụng một cách đều đặn, trong các trận đấu ở V-League, từ Nam ra Bắc. Nguyễn Văn Chôm là anh ruột của cựu cầu thủ Văn Ngân.

Dẫn trường hợp của Chôm ra đây để nói - Có Ban trọng tài, với các Trưởng ban và các Ủy viên được ví như “thái thượng hoàng”, thì các “vua sân cỏ” có thể được điều chuyển lên xuống V-League, hạng Nhất và các giải trẻ. Nói nôm na là quyền xếp tài thuộc về Ban trọng tài! Chuyện ấy là đúng luật! không cần phải bàn.

Thế nhưng, nói về "xếp tài", từ 10 năm qua, theo chính dân trong nghề thì Nguyễn Ngọc Châu (Bình Dương) là một trong những trọng tài có thể đi mây về gió, giữa muôn trùng vây mà vẫn thoát ra như chỗ không người. Những trận cầu nhạy cảm nhất, ở cả hạng Nhất và V-League, khi cần, Châu “mì” có thể lãnh ấn tiên phong. Bất luận trong một trận đấu ở VCK U21 Báo Thanh Niên năm 2010 tại Gia Lai, Ngọc Châu từng dính phốt nặng và bị cấm điều hành cả giải. Thì 10 năm qua, ông vẫn ở đó, vắt qua nhiều đời Trưởng ban trọng tài...

 

Chú thích ảnh
Trọng tài Mai Xuân Hùng bị treo còi 3 trận do mắc những sai sót nghiêm trọng trong trận Sài Gòn 3-0 Nam Định ở vòng 10 V-League 2020. Ảnh: VPF

Sếp trọng tài "xếp tài" như thế nào?

Khoảng độ chục trọng tài và trợ lý trọng tài trực thuộc HFF (Liên đoàn bóng đá TP.HCM) hiện đang được cung ứng cho Ban trọng tài để “dùng” cho hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Nhưng, người được dùng thường xuyên nhất ở mùa giải này chỉ là trợ lý Lê Ngọc Ân. Lý do được đưa ra là, năm nay là năm cuối tuổi nghề của Ân “Zola”, nên có tí ưu ái chăng. Chứ năm ngoái, Ngọc Ân làm gì được "xếp tài"?! Đây cũng là một trong những trợ lý trọng tài có thâm niên, kinh nghiệm và khá quái chiêu.

Sau Lê Ngọc Ân, thì các trợ lý Nguyễn Thanh Sơn và Phan Thụy Sỹ là những trợ lý trọng tài 2 và 3, ở mùa giải năm nay. Cùng với Trương Hoàng Phúc và Phạm Hà Minh, đây thuộc thế hệ trọng tài thứ 3 của HFF, những người trẻ và có năng lực. Song, nếu họ không thể tạo được một mối quan hệ tốt, không được hướng dẫn đường đi nước bước, liệu có được xếp vào tài 2, tài 3 hay không?! Đến ngay như Phạm Hoàng Công Khanh, Nguyễn Hiền Triết…, cũng “out” vì không vượt qua các đợt kiểm tra sức khỏe, hoặc lý do khác.

Công Khanh và Hiền Triết (cựu trọng tài FIFA) đều là những trọng tài giàu kinh nghiệm và tương đối sạch, được đào tạo bài bản. Những người này thời Trưởng ban Nguyễn Văn Mùi còn được ý thức vai trò, nhưng đến khi “bụt chùa nhà” Dương Văn Hiền và Võ Minh Trí lên, thì thành... “nước cất”. Có thể nói mối quan hệ giữa Ban trọng tài và các địa phương là rất kém.

Đó là một phần lý do khiến khâu đào tạo bị hổng, hình thành một cuộc khủng hoảng thiếu được dự báo từ trước. Thiếu thì phải lấp, bằng cách này hay cách khác, đặc biệt khi phải lấp theo dây, với những trọng tài non, trẻ, thiếu năng lực, dẫn đến sai sót, thậm chí là sai sót liên tục, nặng nề gần đây như ông Dương Văn Hiền vừa thừa nhận. Cũng nói thêm, ông Hiền có một người cháu ruột là Dương Hữu Phúc, một trọng tài trẻ rất có năng lực, vừa được đôn lên V-League, nhưng làm của để dành. Phúc bị chấn thương, không kiểm tra sức khỏe hồi đầu mùa, nên giờ ngồi đó chờ có biến.

Từ một địa phương giàu truyền thống bóng đá và cả mảng trọng tài, TP.HCM lúc này dễ thành vùng trắng V-League, khi không một vua sân cỏ nào được ý thức vai trò. Trước đó, lứa của Nguyễn Văn Đông, Nguyễn Phi Long…, cũng bỗng dưng mất tích. Còn Hoàng Ngọc Tuấn tự ý thức lui về hậu trường làm cấp cơ sở, từ Quận 11 đến Trung tâm Thể thao Thống Nhất và HFF như bây giờ. Trọng tài thuộc HFF giờ như rắn mất đầu, bởi những cuộc đấu đá liên miên ở thượng tầng, nên mạnh ai người ấy thoát thân!

Thật ngán ngẩm! mà đó mới là chuyện "Vua" ở TP.HCM, chứ Hà Nội hay nhiều địa phương khác thì...

Dây nào mạnh hơn?

Tại Ban trọng tài thuộc VFF lúc này, ngoài Trưởng ban Dương Văn Hiền, còn có 5 Ủy viên: Võ Minh Trí (TP.HCM), Đặng Thanh Hạ (Gia Lai), Trần Khánh Hưng và Nguyễn Tấn Hiền (Hà Nội). Năm người này, về lý thuyết, là ngồi cùng thuyền, thậm chí có người ví vui là “năm anh em trên một chiếc xe tăng”. Nhưng trên thực tế chưa chắc đã vậy.

Cũng theo dân trong nghề, có những người “đi 2 chân”, người đi “một lề”, song tựu trung lại, có ô dù thì dễ sống, nghịch lại thì cứ ngồi đó. Không ít các trọng tài được đào tạo ra, nhưng không dùng hoặc tự phải bơi. Vì phần lớn trọng tài đều có một công việc chính ở đơn vị nào đó, nên có thể thấy, họ cũng không mấy mặn mà, dù nghề trọng tài rất nhiều “màu”, từ danh tiếng tới tiền bạc.

Tùy Phong

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm