Người quan sát: Sao nhà lại dột?

27/08/2021 10:08 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - 20 năm trước, cố HLV trưởng ĐTQG, Alfred Riedl, từng phát biểu một câu để đời: “Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc”. Nói hình ảnh, nhưng rất thật khi những người làm bóng đá lúc đó nhiễm nặng căn bệnh thành tích, chỉ tính hớt váng, thay vì đầu tư có chiều sâu vào đào tạo trẻ và hệ thống thi đấu quốc gia, cũng như các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

'Đốt đuốc' tìm lãnh đạo VPF

'Đốt đuốc' tìm lãnh đạo VPF

Tại Hội nghị BCH VFF vừa qua, một số CLB đã lên tiếng đòi tổ chức Đại hội bất thường, thay lãnh đạo VPF. Nhưng thay ai và ai thay, tìm được người giỏi để ngồi vào những chiếc ghế nóng đâu dễ như ý chí.

Giờ đỡ nhiều rồi, song bất chợt, lại là chuyện "nóc với móng" được bới ra, khi các CLB (phần lớn là V-League) thay nhau đấu tố VPF (Công ty Cổ phần Bóng đá Việt Nam - đơn vị tổ chức quản lý điều hành V-League), thậm chí cả quan chức Liên đoàn Bóng đá Việt Nam VFF, trước và sau khi có thông báo hủy toàn bộ kết quả mùa giải 2021. Chuyện là Thường trực VFF và VPF có ý muốn làm lại từ mùa giải 2022, với đầy đủ các phương án, nhưng CLB thì thậm chí muốn đập VPF đi để xây mới lại.

Nam Định, Hải Phòng, SLNA, HAGL và cả CLB hạng Nhất Phố Hiến, là những đại diện ra mặt yêu cầu các vị lãnh đạo cao nhất của VPF nên từ chức. Còn phát biểu của ông bầu Đoàn Nguyên Đức nhằm vào Chủ tịch HĐQT VPF, ông Trần Anh Tú, là rất nặng nề. Ông Đức cũng không “tha” người kế nhiệm mình chiếc ghế Phó chủ tịch tài chính VFF, Lê Văn Thành, sau những phát biểu “có vẻ xem thường các CLB” ở buổi họp trực tuyến.

Đại ý của các CLB đều thống nhất rằng, cuộc chơi thuộc về họ, bản thân họ cũng là những cổ đông tại VPF, thì tại sao HĐQT và Ban Tổng giám đốc VPF lại có ý thiếu tôn trọng các cổ đông trong việc ra thông báo, quyết định; không tổ chức Đại hội bất thường khi đáng ra cần phải thế, không lắng nghe một cách nghiêm túc phản biện của cổ đông, hủy giải thì tiền bạc VPF thu về và đã tiêu sẽ được tính như thế nào…

Buổi họp trực tuyến giữa các CLB và VPF diễn ra trong tuần này rất ác liệt, với các màn đấu tố và tắt mic, tuồn băng ghi âm ra ngoài... song cuối cùng thì 26/27 CLB chuyên nghiệp đều thống nhất thông qua biên bản cuộc họp, duy chỉ có CLB Hải Phòng là không biểu quyết. Chả biết có phải ông Hoàn “pháo” vẫn còn cay vụ VPF bắt ông phải giải trình vụ phát ngôn “không chào đón cán bộ của VPF đến Lạch Tray”?

bóng đá Việt Nam, tin tức bóng đá, bong da, tin bong da, V-League, hủy V-League, VPF, VFF, dtvn, park hang seo, lịch thi đấu vòng loại thứ ba World Cup
VPF với tư cách là nhà tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, cần phải giữ được thế chủ động, thay vì bị động trước chính các CLB

Trở lại với vấn đề mà chúng ta bàn ở đây, đấy là tại sao và như thế nào, việc bất tín nhiệm nơi các CLB dành cho những người đứng đầu VPF lại cao như thế? Nói như bầu Đức, thì từ hơn 3 năm nay, thành tích của các ĐTQG ngày một tốt lên, nhưng các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam thì không phát triển tương xứng và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, phải từ chức.

Trong 1 động thái kiểu "cờ bí dí tốt" trước đây, ông Nguyễn Minh Ngọc vừa được bổ nhiệm chức Phó Tổng thư ký VFF, kiêm luôn Tổng Giám đốc VPF, tức là thay ông Trần Anh Tú điều hành luôn hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt, chắc chắn là người đầu tiên phải đứng ra nhận trách nhiệm. Chỉ là cả buổi họp, rất ít khi ông Ngọc phát biểu hay trả lời, khi mọi công kích đều nhằm vào... ông Trần Anh Tú! Tức là ông Ngọc không... liên quan!?

Chưa kể cũng trong cuộc họp ấy, cách mà ông Trần Anh Tú và ông Lê Văn Thành phản biện cho VPF, có phần yếu ớt (nếu không muốn nói là còn vạ miệng), cũng là bởi cả 2 ông đều không rành rọt chuyên môn.

Thông lệ, cái gì khó thì đợi ý kiến chỉ đạo của VFF, mà cụ thể là Thường trực VFF. Thực ra, VPF với tư cách là nhà tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, cần giữ thế chủ động thay vì quá phụ thuộc vào VFF. Đó cũng là điều mà các CLB không chịu. Cuộc chơi của họ, sân chơi của họ và VPF hay VFF đi chăng nữa, chỉ được bầu bán, thành lập để thay họ điều hành mà thôi.

Nhà đổ chính là vì cái móng không vững, cột kèo yếu, nhưng nhà dột, thì chắc chắn là cái mái đã hỏng rồi! Thực ra chưa đến nỗi nào, nhưng nếu không sớm sửa chữa, thì nhà... mất luôn cả mái ấy chứ! Chỉ có điều ai sẽ đứng ra sửa, những người muốn cùng chung cái mái nhà, hay là người muốn cái nhà chung ấy thành... nhà riêng của mình?

CCKM

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm