Kinh doanh áo thi đấu V-League: Bài toán chưa có lời giải!

22/01/2021 06:17 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Dù chưa tròn chữ Chuyên, nhưng không thể phủ nhận rằng, bóng đá Việt Nam dần trở nên chuyên nghiệp trên mọi mặt hoạt động, trong đó có trang phục thi đấu của các cầu thủ. Không chỉ đẹp hơn, hiện đại hơn, mà áo đấu giờ đây còn gắn liền với thương hiệu của các đội bóng, để mở ra hướng kinh doanh mới cho chính bóng đá chuyên nghiệp.

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Trực tiếp HAGL vs SLNA. VTV6, BĐTV

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Trực tiếp HAGL vs SLNA. VTV6, BĐTV

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu bóng đá V-League: trực tiếp HAGL vs SLNA. Lịch thi đấu bóng đá cúp FA, bóng đá Tây Ban Nha La Liga, bóng đá Italia Serie A. Lịch bóng đá ngày 22/1, sáng 23/1. 

Tuy nhiên, đó lại là cuộc kinh doanh không hề đơn giản, thậm chí được coi là bài toán chưa có lời giải với một nền bóng đá chưa thực sự chuyên nghiệp như Việt Nam. Nhằm giúp bạn đọc có được cái nhìn đầy đủ nhất về mảng kinh doanh áo đấu tại V-League, trong số này, Thể thao & Văn hóa trân trọng giới thiệu bài viết của ông Tống Đức Thuận, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Midomax Việt Nam; Đại diện thương hiệu thể thao Mizuno (Nhật Bản) tại thị trường Việt Nam và cũng là đại diện thương hiệu thể thao Kamito.

Ở các giải bóng đá châu Âu, câu chuyện bán áo đấu luôn là đề tài được quan tâm hàng đầu. Bán áo đấu mang lại nguồn thu không nhỏ để CLB có thể trang trải những chi phí vận hành và nhiều đội bóng có thể bán mỗi năm từ 1 đến 2 triệu áo đấu mỗi năm.

Gần chúng ta nhất là Thái Lan, vài năm trở lại đây việc bán áo đấu của các CLB xứ chùa Vàng bắt đầu trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi, người hâm mộ vào mùa giải mới đều săn lùng những chiếc áo đấu của các đội bóng yêu thích. Với họ sở hữu 1 chiếc áo đấu chính hãng của CLB cũng chính là cách mà họ thể hiện tình yêu với đội bóng.

Còn ở Việt Nam thì sao? V-League là giải đấu hàng đấu, khoảng 5 năm trở lại đây đã nhận được sự quan tâm trở lại của công chúng. Các đội bóng V-League cũng bắt đầu nhận được sự quan tâm của các nhãn hàng, hầu hết các đội bóng tham dự giải đều có cho mình 1 nhà tài trợ áo đấu đến từ các thương hiệu trong và ngoài nước. Việc này góp 1 phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của V-League nói chung cũng như hình ảnh của CLB nói riêng.

bóng đá Việt Nam, tin tức bóng đá, bong da, tin bong da, lịch thi đấu vòng 2 V-League 2021, HAGL vs SLNA, Lee Nguyễn, V-League, CLB TPHCM
Các mẫu áo Kamito đẹp và hiện đại đang là sự lựa chọn của nhiều đội bóng tham dự V-League 2021. Ảnh: TĐT

Tuy nhiên dường như đây vẫn chỉ là giai đoạn quá độ khi chính các đội bóng vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc marketing hay xây dựng hình ảnh của mình, đa số vẫn chỉ tập trung vào công việc chính là.. đá quả bóng! Trong khi với 1 nền bóng đá được coi là chuyên nghiệp thì đó chỉ là 1 phần của cuộc chơi, rất nhiều thứ xung quanh sân bóng cần phải được khai thác triệt để, qua đó hình ảnh và giá trị của đội bóng cũng như cầu thủ sẽ ngày càng được tăng lên.

Với cá nhân chúng tôi, là 1 doanh nghiệp kinh doanh về thể thao, hiện đang tài trợ và hợp tác với nhiều đội bóng V-League, chúng tôi cũng đang cùng với các đội bóng nỗ lực rất nhiều để xây dựng hình ảnh của đội bóng thông qua những bộ trang phục thi đấu, di chuyển, sinh hoạt… để sao cho hình ảnh của đội bóng đẹp nhất trong mắt người hâm mộ.

Hiện tại với nhãn hàng Kamito luôn cùng với đội bóng nghiên cứu và thiết kế riêng những mẫu trang phục riêng mang đậm bản sắc của đội bóng, xây dựng hình ảnh dần hướng tới sự chuyên nghiệp như các đội bóng quốc tế.

Nhưng đấy vẫn chỉ là những nỗ lực ban đầu để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của đội bóng. Một đội bóng chuyên nghiệp thực sự cần phải đón nhận được sự chuyên nghiệp từ phía người hâm mộ và chỉ khi người hâm mộ yêu đội bóng đúng cách thì đội bóng mới có thể kiếm được tiền từ bóng đá chứ không chỉ luôn phụ thuộc vào hầu bao của các ông bầu như hiện tại.

Ở châu Âu hay gần như Thái Lan, các CLB đều có nguồn thu rất lớn từ người hâm mộ thông qua việc bán vé và bán áo đấu, đây là nguồn thu để các đội bóng có nguồn kinh phí dồi dào để duy trì hoạt động. Còn tại Việt Nam thì giá vé xem bóng đá đang ở mức siêu rẻ, chỉ bằng 1/10 giá vé của 1 show ca nhạc làng nhàng, bằng 1/100 giá vé của những show ca nhạc của ngôi sao hạng A. Đây dường như là 1 sự bất công không hề nhỏ khi các ngôi sao bóng đá của chúng ta cũng có danh tiếng, cũng được người hâm mộ quan tâm và dõi theo không thua gì các ngôi sao giải trí hạng A.

bóng đá Việt Nam, tin tức bóng đá, bong da, tin bong da, lịch thi đấu vòng 2 V-League 2021, HAGL vs SLNA, Lee Nguyễn, V-League, CLB TPHCM
Ông Tống Đức Thuận (người mặc vest) trong buổi Lễ xuất quân và ra mắt áo thi đấu chính thức của CLB SHB Đà Nẵng trong mùa giải V-League 2021

Còn về áo đấu, gần đây đã là đề tài nóng bỏng và thường xuyên gây tranh cãi, các CĐV Việt Nam luôn thể hiện tình yêu với bóng đá không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng nhiều người chưa sẵn sàng mua 1 chiếc áo đấu chính hãng để ủng hộ đội bóng yêu thích. Rất nhiều lý do được viện dẫn để mua cho mình 1 chiếc áo hàng fake giá vài chục nghìn, để tự hào nói rằng mình là fan hâm mộ của đội bóng?

Cá nhân tôi đã từng làm việc với rất nhiều hội CĐV, họ vẫn có thói quen đi đặt may những bộ quần áo trông… gần giống áo thi đấu của đội bóng và gọi đấy là trang phục của hội CĐV, coi đó như là bản sắc của hội, cá biệt có những hội còn in cả logo của nhãn hàng cùng logo đội bóng lên áo!?

Đây là năm thứ 5 chúng tôi đồng hành cùng các CLB V-League, hầu như năm nào chúng tôi cũng tìm mọi cách để bán áo đấu và tiếp cận với người hâm mộ, thậm chí có năm chỉ bán áo đấu với giá 190 nghìn đồng, sẵn sàng cạnh tranh với hàng fake hàng nhái trên thị trường. Tiếc rằng vẫn có người hâm mộ tin dùng những sản phẩm hàng fake trên thị trường được bá với giá từ 80 nghìn đến 120 nghìn, chua xót hơn những người bán áo hàng fake đó lại chính là những người ở trong hội CĐV, thậm chí là lãnh đạo hội!

Việc bán áo đấu thất bại đồng nghĩa với việc các đội bóng mới chỉ có giá trị về mặt bóng đá và hình ảnh, còn về giá trị thương mại các đội bóng vẫn chưa thể khai thác được, điều này làm mất đi 1 khoản thu không hề nhỏ của các đội bóng, cũng như hình ảnh thiếu chuyên nghiệp của người hâm mộ trên khán đài cũng như ngoài sân bóng.

Mùa bóng năm nay với 2 nhãn hàng Mizuno và Kamito chúng tôi tiếp tục là nhà tài trợ của các đội bóng V-League như: Hoàng Anh Gia Lai; SHB Đà Nẵng; Becamex Bình Dương và TopenLand Bình Định, cùng CLB hạng Nhất Khánh Hòa (hạng nhất), CLB futsal Thái Sơn Nam

Bằng 1 sự quyết tâm với suy nghĩ rằng nếu như chúng ta không nỗ lực, không có sự khởi đầu thì không thể đi tới đích, người hâm mộ có thể quay lưng với hàng chính hãng 1 năm, 2 năm, 3 năm hay thậm chí nhiều năm nữa, rồi nhất định sẽ đến lúc người hâm mộ phải ý thức, phải chuyên nghiệp và phải yêu đội bóng đúng cách. Mizuno và Kamito đang nỗ lực cho ra những mẫu trang phục áo đấu bắt mắt và ấn tượng, những sản phẩm được đóng gói bao bì cẩn thận không thua kém gì áo đấu của các CLB hàng đầu châu Âu nhưng với chi phí rất… Việt Nam.

Năm nay chúng tôi đã kết hợp với CLB để cùng bán áo đấu, thậm chí các cầu thủ cũng sẵn sàng chia sẻ trên mạng xã hội để cùng bán áo đấu. Các cầu thủ cũng mong muốn thông qua họ là 1 kênh thông tin để giúp cho người hâm mộ được tiếp cận với những sản phẩm áo đấu chính hãng, dần dần hình ảnh và chất lượng của áo đấu chính hãng sẽ từng bước 1 chinh phục khách hàng là người hâm mộ.

Tôi còn nhớ rất rõ những năm đầu tiên, có CLB cả năm chỉ bán được vài chục áo đấu, rồi qua mỗi mùa bóng số lượng áo đấu được bán ra nhiều hơn. Đó có thể vẫn chưa phải là lời giải cho bài toán áo đấu chính hãng phủ kín khán đài, nhưng ít nhiều đây cũng là 1 sự thay đổi không hề nhỏ. Hy vọng rằng, ở thời điểm hiện tại chỉ là vài trăm áo đấu của đội bóng mỗi năm được bán ra, nhưng tương lai sẽ có hàng nghìn, hàng vạn người sẵn sàng mua cho họ 1 chiếc áo đấu chính hãng để cổ vũ cho đội bóng yêu quý của mình.

Tống Đức Thuận

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm