Khác biệt giữa bóng đá Việt Nam và Thái Lan: Góc nhìn từ… cò cầu thủ

07/09/2015 12:17 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Để có được cái nhìn khách quan hơn về bóng đá Thái Lan trong tương quan so sánh với bóng đá Việt Nam, đặc biệt từ khía cạnh đào tạo trẻ và xây dựng bóng đá chuyên nghiệp, phóng viên Thể thao & Văn hóa đã ghi lại những ý kiến của Frank Van Eijs, cựu cầu thủ Hà Nội ACB, nay đang hành nghề HLV kiêm đại diện cầu thủ.

1. Họ nhận người nước ngoài vào làm cho cơ cấu giải đấu mới, dựa trên mô hình châu Âu.

2. Các đội bóng hàng đầu ở Thái Lan đều được đặt dưới sự huấn luyện của HLV nước ngoài. Không có HLV nước ngoài từ Hàn Quốc hay Nhật Bản ở Thái Lan mà thay vào đó là HLV người nước ngoài đến từ Hà Lan, Tây Ban Nha , Đức và Anh.

3. Họ có những SVĐ tuyệt vời, các trung tâm huấn luyện tuyệt vời, ý tôi là mặt cỏ. Các chương trình huấn luyện rất khoa học, không phải như Việt Nam, chúng ta chạy marathon trong thời gian ngắn. Thái Lan có điều kiện huấn luyện tiêu chuẩn châu Âu.

4. LĐBĐ Thái Lan có cơ chế cũng khác VFF. Họ sẽ phạt rất nặng tay nếu các CLB nợ lương HLV, cầu thủ hay người đại diện. Còn ở Việt Nam, chúng ta gần như không thể có chế tài cho những trường hợp như vậy.

5. Các CLB Thai-League được phép đăng ký 5 ngoại binh, giống như Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó giúp họ có thể chơi sòng phẳng ở đấu trường châu lục. Ở Việt Nam, chúng ta đăng ký 2 sử dụng 2, nhưng Hà Nội T&T và B.Bình Dương lại nhiều hơn một ngoại binh, không bao giờ có được sự công bằng. Ví dụ khi Abass nghỉ thi đấu vì chấn thương hay thẻ phạt, B.Bình Dương có thể thay ngay bằng người khác, mà không cần đến kỳ hạn chuyển nhượng.

6. Các SVĐ ở Thái Lan luôn có không gian dành cho CĐV, bất kể đội khách hay chủ nhà. Họ dựng lên các shop hàng, nhà hàng và khu vực fan-zone, để người hâm mộ, các gia đình đến sân thưởng thức, không chỉ là bóng đá.

7. Các thương hiệu tài trợ áo đấu cho CLB và ĐTQG, toàn cỡ Nike, Adidas, chứ không phải hàng nhái rẻ tiền. Tất nhiên để có được các bản hợp đồng này, cần có kế hoạch khoa học, khả thi và có lợi cho đôi ba bên.

8. Một CLB ở Thái Lan là sở hữu của cả một cộng đồng người địa phương, chứ không phải của một ông bầu hay LĐBĐ. Tất nhiên, các doanh nghiệp vẫn không ngừng đầu tư, thông qua sự can thiệp của LĐBĐ, nhưng khi một vài nhà đầu tư rút lui, đội bóng sẽ không biến mất. Tôi biết rằng các ông chủ của Hoà Phát Hà Nội rất yêu bóng đá, nhưng họ không thể hợp tác với LĐBĐ thêm được nữa là có lý do.

9. Và vai trò của LĐBĐ, tôi muốn nói thêm. LĐBĐ Thái Lan không những tạo cơ chế thông thoáng, mà còn hối thúc các nghiệp đoàn đầu tư cho bóng đá. Họ xây dựng các chiến lược phát triển sau đó mời gọi nhà đầu tư, thay vì khoán trắng cho tư nhân. Tôi cho rằng, vai trò của LĐBĐ có ý nghĩa quyết định.

Frank Van Eijs
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm