Bóng đá phong trào, chân đế cho sự phát triển

13/04/2022 08:04 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - TopenLand Bình Định vừa thắng Hải Phòng bằng bàn thắng quý như vàng ghi được ở phút thi đấu cuối cùng của hiệp 2, qua đó chính thức giành vé vào tứ kết Cúp QG 2022.

Video bàn thắng Hà Tĩnh 1-3 Bình Định, V League vòng 4

Video bàn thắng Hà Tĩnh 1-3 Bình Định, V League vòng 4

Trên sân Hà Tĩnh, đội chủ nhà Hà Tĩnh để thua 1-3 trước Bình Định. Đây là chiến thắng thứ hai liên tiếp của đội bóng đất Võ tại V-League 2022.

Mọi sự chú ý của giới túc cầu nội và những người quan tâm đến bóng đá Việt Nam trong 2 năm qua, đều đổ dồn về đội bóng đất võ TopenLand Bình Định. Tất nhiên, bên cạnh là HAGL và Hà Nội.

Từ khóa của bóng đá Việt Nam ngẫm ra cũng đơn giản. Đội bóng tập hợp nhiều ngôi sao, đương nhiên sẽ thu hút sự quan tâm. Ví như TopenLand Bình Định chẳng hạn.Họ có bộ 3 ngoại binh thuộc hàng hay nhất V-League, đấy là chưa kể Việt kiều Adriano Schmidt vừa được gọi lên đội tuyển.Và tất nhiên, cả dàn sao nội nữa.

Nhưng kinh nghiệm chỉ ra rằng, sớm thì TopenLand Bình Định sẽ đoạt Cúp QG 2022, muộn có thể phải chờ thêm 3 năm để có được danh hiệu đầu tiên giải quốc nội.TopenLand Bình Định lúc này không khác XMXT Sài Gòn giai đoạn 2011-2013 là mấy, chỉ hơn là các giá trị truyền thống mà thôi.

Trở lại với vấn đề mà chúng ta đặt ra ở đầu bài viết.Thực ra, bóng đá chuyên nghiệp cũng chính là bắt đầu từ bóng đá phong trào, học đường và đào tạo trẻ.Bình Định mua tất cả đều bằng tiền trong mấy năm qua, và mảng đào tạo trẻ bị bỏ qua, truyền thống của bóng đá đất Võ cũng bị bỏ qua.Như thế cũng là cần phải tính toán lại.

Mua thành tích và thành công, trước Hà Nội chính là HAGL và B.Bình Dương. Nhưng ngay cả 3 đội bóng này sau đó cũng phải hướng tới đào tạo trẻ để duy trì. Nguồn nội lực chính là mang tính quyết định.

bóng đá Việt Nam, Bình Định, Hải Phòng, Cúp quốc gia, V-League, U23 Việt Nam, SEA Games, SEA Games 31, bóng đá nam SEA Games, futsal, xem trực tiếp bóng đá hôm nay
Cần thêm nhiều nền tảng vững chắc để BĐVN phát triển. Ảnh: Hoàng Linh

Mấy hôm rồi, người viết có dịp đi Cần Thơ và Bình Phước để dõi theo các trận đấu thuộc khuôn khổ Cúp QG. Các đội bóng thua cuộc như Đắc Lắc và Quảng Nam, cũng chính là những đội thiếu truyền thống và đào tạo trẻ. Bất kể Quảng Nam từng vô địch V-League bằng vay mượn và chạy tiếp sức, thì hiện tại, họ thậm chí chưa có sân tập.Cần Thơ cũng là đang rơi vào trạng thái tương tự.

Bóng đá phong trào, mà cụ thể là hệ thống - quần thể các giải bóng đá phong trào, có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy bóng đá chuyên nghiệp.Hà Nội và TP.HCM chính là các địa phương có và duy trì được hệ thống các giải bóng đá phong trào tốt nhất. Song xem ra, chỉ Hà Nội tận hưởng được lợi thế này, để từ đó thúc đẩy bóng đá chuyên nghiệp.Còn Sài Gòn thì chưa.

Ví dụ đơn cử thế này, Hoàng Sang FC sau suất thăng hạng Nhì QG nhượng lại cho Gia Định ở TP.HCM cách đây đôi ba năm, nhưng Gia Định lại chủ động xin rút sau khi giành vé lên hạng Nhất. Không có sự tiếp nối kế thừa nào cả và suất chơi hạng Nhì QG của TP.HCM bao năm nay vẫn bị bỏ trống, sau khi giải A toàn thành bị xóa sổ. Vậy bóng đá chuyên nghiệp ở thành phố lớn nhất cả nước này dựa vào đâu để phát triển, khi họ thậm chí không còn Trung tâm đào tạo trẻ nào.

Mấy năm qua, Hoàng Sang, Phi Đô La, The Sun FC, Đạt Tín FC, GM Holdings hay Liên Hiệp FC..., đều giành thứ hạng cao nhất trong hệ thống giải phong trào TP.HCM, tương đương với giải hạng Nhì, hạng Ba QG, nhưng ai đưa họ vé chơi hệ thống giải QG?! Sau scandal ở CLB TP.HCM, với hơn chục cầu thủ đình công, e rằng khó có gia đình thị thành nào cho con em đi tập bóng đá chuyên nghiệp nữa. Và đó thật sự là thiệt thòi với bóng đá Thành phố mang tên Bác trong tương lai gần.

Ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay, và phải khẳng định lại một lần nữa là, phát tích của bóng đá chuyên nghiệp, chính là bóng đá phong trào.

CCKM

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm