Bình luận : Chất xám ngoại lực

16/05/2019 07:58 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Mạc Hồng Quân, rồi Đặng Văn Lâm, giờ là Alexander Đặng, Martin Lò, Adriano Schmidt..., có thể nói chưa bao giờ làn sóng cầu thủ Việt kiều khao khát được khoác áo ĐTQG Việt Nam lên cao như lúc này. Đấy là tín hiệu tích cực và tất nhiên, mọi chuyện không tự nhiên mà đến.

Bóng đá Việt Nam ngày 8/5: Cầu thủ Việt kiều giúp tuyển Việt Nam mạnh hơn, Xuân Trường không 'cứu' nổi Buriram

Bóng đá Việt Nam ngày 8/5: Cầu thủ Việt kiều giúp tuyển Việt Nam mạnh hơn, Xuân Trường không 'cứu' nổi Buriram

Bóng đá Việt Nam ngày 8/5: Xuân Trường không cứu nổi Buriram, cầu thủ HAGL bị trộm đồ. Lịch thi đấu K League. Lịch thi đấu Thái League. Lịch thi đấu V League.

Một trong những cú hích tạo nên hiệu ứng này chính là thành công của bóng đá Việt Nam ở các cấp độ ĐTQG trong 2-3 năm qua. Điều đó đánh thức khát vọng của những cầu thủ Việt kiều ở khắp nơi trên thế giới.

ĐTQG Việt Nam thực sự là một nấc thang danh vọng của sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp với một cầu thủ. Tức là về mặt giá trị thương mại của đội tuyển Việt Nam đã được xác định rõ ràng hơn.

Mạc Hồng Quân và Đặng Văn Lâm có thể xem là những ngọn đuốc, là hoa tiêu, người dẫn lối. Quân và Lâm làm được, tại sao thế hệ đàn em lại không?!

Thông qua nhà môi giới, hoặc tự làm “CV” (lý lịch trích ngang) ứng cử, các cầu thủ Việt kiều tự tin rằng mình có thể chơi tốt nếu được trao cơ hội. Ví như tiền vệ nhỏ con Martin Lò, sản phẩm của bóng đá học đường Australia và hiện đang chơi cho đội hạng Nhất Phố Hiến, sở hữu kỹ thuật cá nhân khá điêu luyện. Alexander Đặng thì có lợi thế về thể hình và lối chơi hiện đại, gần như không có động tác thừa.

số các cái tên tự ứng cử hoặc thông qua giới thiệu, chúng tôi thực sự ấn tượng với Adriano Schmidt của CLB Hải Phòng, trung vệ có lối chơi nhẹ nhàng, thông minh và thậm chí là văn minh. Cầu thủ này có cha là người Việt, mẹ người Đức, năm nay 25 tuổi và đang vào độ chín thực sự là một giải pháp ở trung tâm hàng hậu vệ. Thi thoảng, Schmidt cũng có những cú phất dài làm bóng từ xa và tỉa tót ra trò, mà trận đấu mới đây với SLNA là một minh chứng. Trước đó, cầu thủ đeo áo số 14 của Hải Phòng cũng từng làm hàng công của HAGL câm nín.

Tất nhiên, không phải cầu thủ Việt kiều nào cũng hay như quảng cáo. Từ hàng chục năm trước, một số cái tên cũng quy cố hương tìm kiếm cơ hội ở cấp CLB, như Mã Trí (Ludovic) là một ví dụ. Trung vệ này từng chơi cho SHB Đà Nẵng và cũng không mấy thành công.

Cầu thủ chơi tốt mới chỉ là điều kiện cần, điều quan trọng khác, họ có hợp với chiến thuật của HLV hay không. Và ngoài ra, chủ trương của bóng đá Việt Nam cũng là điều cần tính tới.

Hàng tá các ngoại binh nhập tịch từ hơn 10 năm trước đây, đã không có thêm cơ hội thứ 2, sau năm 2008, dưới triều đại Henrique Calisto. Ngoại binh nhập tịch, nói thẳng, là vì tiền và vì các bản hợp đồng kép, chứ trong tiềm thức, họ cũng không có ý niệm nào khoác áo ĐTQG, cho đến khi bất ngờ được cất nhắc. Không triệu tập số ngoại binh này sau đó cũng là có lý do cả.

Nhưng cầu thủ Việt kiều là một phạm trù khác, bởi trong họ có dòng máu Việt và khát vọng Việt. Với làn sóng Việt kiều, tính cạnh tranh trên cấp độ ĐTQG sẽ cao hơn, tỷ lệ chọi cao hơn và chắc chắn nó chỉ có lợi, chứ không bao giờ có hại. HLV Park Hang Seo hẳn đang rất mong đợi điều này để giải quyết những băn khoăn, như phát biểu gần đây của ông.

Tùy Phong

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm