AFF Cup 2018: Thước đo nào cho đẳng cấp?

02/11/2018 13:52 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) Somyot Poompanmoung tuyên bố AFF Cup 2018 không phải thước đo trình độ, và họ sẽ hướng đến Asian Cup 2019 vào đầu năm sau. Và bi kịch của bóng đá Thái Lan cũng nằm ở đó: thống trị khu vực, nhưng quá kém cỏi khi vươn ra khỏi “ao làng”.

Tuyển Việt Nam rèn thể lực, Xuân Trường nói gì về khẩu hiệu AFF Cup 2018?

Tuyển Việt Nam rèn thể lực, Xuân Trường nói gì về khẩu hiệu AFF Cup 2018?

Tuyển Việt Nam rèn thể lực, Xuân Trường nói gì về khẩu hiệu AFF Cup 2018 là những thông tin chính có trong chuyển động bóng đá Việt ngày 2/11.

Chưa nói tới World Cup –giải đấu tầm thế giới mà bóng đá Thái Lan chưa một lần góp mặt, ngay ở sân chơi châu lục, họ cũng chỉ là những chú lùn. Kể từ sau khi giành vị trí thứ ba năm 1972, “Voi chiến” dự VCK cúp châu Á 5 lần, nhưng đều dừng chân ở vòng bảng, và thậm chí chỉ thắng duy nhất 1 trong tổng số 15 trận, 2-0 trước Oman hồi năm 2007. Cũng ở giải đấu ấy, Việt Nam là đội duy nhất trong số 4 đồng chủ nhà lọt vào tới tứ kết.

Ở cấp độ trẻ, trong khi U20 Indonesia, U20 Malaysia, U20 Myanmar, và U20 Việt Nam đều đã góp mặt ở sân chơi thế giới thì đó vẫn là ước mơ của U20 Thái Lan. Ở VCK U23 châu Á, U23 Việt Nam vừa giành vị trí á quân, trong khi U23 Thái Lan chưa bao giờ vượt qua vòng bảng. Tại ASIAD 2018 vừa rồi, trong khi U23 Malaysia vào tứ kết, U23 Việt Nam vào bán kết, thì U23 Thái Lan cũng bị loại ngay vòng bảng.

Phát biểu của Somyot chứng tỏ rằng đối với FAT, AFF Cup không quan trọng bằng Asian Cup. Nhưng hãy nhớ lại những gì diễn ra cách đây hơn hai tháng. FAT ban đầu cử U21 Thái Lan dự ASIAD 2018 để rèn luyện cho mục tiêu xa hơn là Olympic 2020, thế rồi khi đội này đá bết quá ở Alpine Cup (thua cả U23 Bahrain, U23 Myanmar, và U19 Hàn Quốc), họ đã quay ngoắt 180 độ khi đưa đội U23 từng giành HCV SEA Games 2017 thay thế. Song U23 Thái Lan vẫn không vượt qua nổi vòng bảng, và HLV Worawoot Srimaka bị sa thải.

Thất bại của người Thái tại sân chơi châu lục nằm ở đâu? Có lẽ một phần nằm ở tâm lý phải cố gồng mình để chứng tỏ vị thế “anh cả” Đông Nam Á, một phần nằm ở động lực không được nuôi dưỡng từ sân chơi khu vực lên châu lục. Trái lại, những đội bóng trẻ của Việt Nam và Malaysia thoải mái hơn về mặt tâm lý, bên cạnh việc sở hữu một thế hệ trẻ khá tài năng và gắn bó với nhau đã lâu.

Và không như Thái Lan, các đội bóng khác trong khu vực đều dành cho AFF Cup một sự tôn trọng nhất định. Philippines cho thấy tham vọng rất lớn khi vời Sven Goran Eriksson, HLV từng đưa tuyển Anh hai lần lọt vào tứ kết World Cup, với mức lương khủng 80 nghìn USD/tháng. Trong khi đó, Việt Nam đang kỳ vọng rất nhiều vào tài thao lược của HLV Park Hang-seo, người từng là cánh tay phải của Hiddink trong chiến tích thứ 4 thế giới 2002. Ngay cả Campuchia cũng mơ mộng với Keisuke Honda, dù ngôi sao này vẫn chỉ là gã thực tập trên băng ghế huấn luyện.

Chú thích ảnh
Chú thích ảnh

Tuấn Cương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm