5 tài năng trẻ tại giải bóng đá nữ VĐQG

14/12/2020 10:43 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Làn sóng trẻ hóa tại giải VĐQG nữ Cúp Thái Sơn Bắc đang tỏ ra hiệu quả với nhiều nhân tố mới.

Than khoáng sản Việt Nam đoạt hạng ba giải bóng đá nữ VĐQG

Than khoáng sản Việt Nam đoạt hạng ba giải bóng đá nữ VĐQG

Đội bóng vùng Mỏ đã chính thức nhận HCĐ của giải đấu tranh Cúp Thái Sơn Bắc 2020 sau chiến thắng trước Hà Nội 2 Watabe ở vòng 13 diễn ra chiều 9/12 trên sân Bình Dương.

Lượt về giải vô địch quốc gia nữ Cúp Thái Sơn Bắc đã đi đến hồi kết với chức vô địch sớm 1 vòng đấu của TP. HCM I. Giải đấu năm nay trình làng dàn cầu thủ trẻ rất tiềm năng cho bóng đá nữ Việt Nam.

Ngân Thị Vạn Sự

Năm 2019 có thể coi là năm thành công rực rỡ đối với cá nhân cầu thủ sinh năm 2001 người Hà Nội này. Cô được HLV Mai Đức Chung gọi bổ sung lên ĐTQG Việt Nam sau khi Nguyễn Thị Xuyến, Vũ Thị Thúy giải nghệ. Cầu thủ "1m52" nhanh chóng khẳng định giá trị với những pha leo biên không biết mệt mỏi.

Pha đánh đầu thành bàn vào lưới Myanmar của cô giúp ĐT nữ Việt Nam lập kỳ tích lọt vào vòng loại cuối cùng Olympic Tokyo 2021. Trở về CLB chủ quản Hà Nội Watabe, Vạn Sự cùng U19 Hà Nội vô địch U19 nữ quốc gia. Cô gái mới 19 này cũng trở thành cái tên không thể thay thế trong sơ đồ của HLV Nguyễn Anh Tuấn.

Chú thích ảnh

Ngân Thị Vạn Sự thi đấu tới 70% số trận của Hà Nội Watabe I ở giải VĐQG nữ Cúp Thái Sơn Bắc giai đoạn lượt đi và lượt về. Đóng góp và sự trưởng thành của Vạn Sự cho đội bóng Thủ đô là không thể phủ nhận.

Châu Thị Vang

Ở mùa giải đầu tiên được đá chính tại Than Khoáng Sản Việt Nam, cầu thủ 18 tuổi nhanh chóng chiếm một vị trí trên hàng công bên cạnh Nguyễn Thị Vạn. Sức mạnh, sự càn lướt và tốc độ là điểm mạnh của cầu thủ quê Quảng Ngãi. Những bàn thắng của cô góp công lớn vào vị trí thứ 3 của đội bóng đất Mỏ.

Sự tiến bộ vượt bậc của cô là điều người ít ngờ tới. Năm 2019, Vang vẫn chỉ là chân sút số 3 ở đội bóng vùng Than. Trong màu áo U19, cô cũng bị đánh giá thấp hơn Tuyết Ngân, Thanh Nhã hay Vạn Sự.

Chú thích ảnh

Tuy nhiên, với màn trình diễn chói sáng trong năm 2020, cô gái sinh năm 2002 đã sẵn sàng cạnh tranh một suất đá chính tại CLB cũng như đội tuyển U19 Việt Nam.

Nguyễn Thị Trúc Hương

Không được chú ý đến nhiều như những cầu thủ đồng trang lứa nhưng Trúc Hương luôn biết cách khẳng định mình. Cầu thủ sinh năm 2000 đã đá chính trong màu áo Than Khoáng Sản Việt Nam từ năm 2018. Dù vậy, cô luôn vô duyên với các lần tập trung đội tuyển hay U19 nữ Việt Nam.

Chú thích ảnh

Bài ca "đến hẹn lại chấn thương" ám ảnh cô trong suốt năm 2018 và 2019. Bước vào mùa giải 2020, cô gái người Quảng Ngãi cũng đã dính chấn thương cơ đùi. Màn trình diễn ấn tượng ở giảiVĐQG Cúp Thái Sơn Bắc cho thấy cô đã sẵn sàng và hoàn toàn lành lặn.

Kiều Thị Oanh

Kiều Thị Oanh bỏ lỡ một phần giai đoạn lượt đi giải VĐQG nữ do chấn thương vai phải. Cô gái sinh năm 2003 cũng bỏ lỡ hoàn toàn Cúp QG nữ trước đó. Tuy nhiên, ở những vòng đấu cuối lượt đi, cầu thủ người Ứng Hòa đã kịp thời trở lại.

Chú thích ảnh

Cô nhanh chóng đẩy người đàn chị Nguyễn Thị Loan lên băng ghế dự bị nhờ chiều cao ấn tượng cùng phản xạ, kỹ năng bắt bóng ngày càng cải thiện. Cô gái mới 17 tuổi xứng đáng được trao nhiều cơ hội hơn. Nếu được ra sân thường xuyên, Kiều Oanh hoàn toàn có thể trở thành một thủ môn đáng gờm trong tương lai.

Đoàn Thị Phượng

TP.HCM II đang đứng ở vị trí cuối cùng trên bảng xếp hạng giải VĐQG nữ với vỏn vẹn 3 điểm. Tuy nhiên điểm sáng của đội bóng trẻ này nằm ở vị trí thủ môn mang tên Đoàn Thị Phượng. Thủ thành sinh năm 1998 sở hữu bộ kỹ năng khá toàn diện.

Chú thích ảnh

Cô có khả năng ra vào, chọn vị trí tốt và chơi chân rất tự tin. Ngoài ra, chiều cao 1m68 cũng là lợi thế tương đối lớn của cô gái này. HLV Đoàn Thị Kim Chi đưa Phượng xuống đội II thi đấu để tạo điều kiện giúp cô được thi đấu nhiều hơn thay vì dự bị cho Trần Thị Kim Thanh.

Khôi Nguyên

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm