Tranh cãi việc vận động đăng cai Olympic tại Berlin

04/12/2015 05:32 GMT+7 | Bóng đá Đức

(Thethaovanhoa.vn) - Mới đây, số đông người dân thành phố Hamburg (Đức) đã bỏ phiếu phản đối việc tổ chức sự kiện thể thao qui mô lớn bậc nhất thế giới tại đây. Cây viết Joscha Weber của báo DW khẳng định: Đã đến lúc Olympic phải thay đổi.

Việc mong muốn đăng cai tổ chức Olympic Games bị phản đối vừa là một bất ngờ, vừa là một điều không đáng bất ngờ với Liên đoàn Thể thao Olympic Đức (DOSB).

Bất ngờ là bởi, không ai nghĩ rằng người dân Hamburg sẽ từ chối cơ hội “đáng lạc quan” như thế. Thị trưởng Olaf Scholz và Chủ tịch DOSB Alfons Hoermann cho rằng việc tổ chức một sự kiện thể thao tầm cỡ như Olympic sẽ giúp cho thành phố Hamburg nói chung và nước Đức nói riêng có một khoản lợi lớn từ du lịch và truyền thông. Họ đã vô cùng lạc quan nên đã cùng nhau soạn đề án chi tiết về việc tổ chức sự kiện này.

Nhưng cả hai đều đã không ngờ rằng người dân Hamburg lắc đầu. Họ tưởng rằng với sự hào hứng từng thể hiện khi Đức tổ chức World Cup 2006, người dân sẽ tiếp tục ủng hộ. Nhưng không. Việc có thể phải nộp thêm thuế cũng như lo lắng an ninh đã khiến cư dân Hamburg lắc đầu.

Và đây thực ra không phải điều gì đó quá đáng ngạc nhiên, nếu xét rằng thành phố Munich cũng đã từ chối việc tổ chức Olympic theo đề suất trước đó của DOSB. Những khoản chi phí khổng lồ đã khiến cho người dân và chính quyền thành phố Munich cảm thấy lo ngại, họ quyết định “nhường” cho một nơi khác.

Câu trả lời của cư dân Hamburg thực sự là cái tát mạnh vào mặt những người đứng đầu các tổ chức thể thao như DOSB. Ban đầu, rất nhiều thông điều về việc “mang cả thế giới lại gần nhau thông qua một lễ hội thể thao” được kỳ vọng sẽ thuyết phục được những người khó tính. Nhưng rồi giờ đây, người ta đã nhận ra rằng thông điệp này dù ý nghĩa đến mới thì cũng đã cũ kỹ.

Pierre de Coubertin – người sáng lập ra Olympic hiện đại – cho rằng khía cạnh tài chính, kinh tế có thể đang là lý do khiến cho vị thế của sự kiện bị ảnh hưởng. Ông cho rằng đang có quá nhiều vụ tham nhũng bị phanh phui trong các tổ chức thể thao hàng đầu thế giới, đáng chú ý phải kể tới là scandal mua bán phiếu của FIFA thời gian qua. Coubertin cũng cho rằng nếu chính quyền cứ mặc kệ ý kiến của cư dân mà tổ chức, Olympic sẽ trở thành gánh xiếc cho khách du lịch và sẽ ngày càng mất lòng với các địa phương trong tương lai.

Dũng Lê
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm