Chung kết cúp C1, Man City vs Chelsea: Premier League vẫn thống trị châu Âu

08/05/2021 15:59 GMT+7 | Champions League

Vậy là vòng bán kết Champions League đã khép lại và đừng nói gì đến một trận chung kết toàn Anh ở Istanbul, châu Âu một lần nữa có thể nằm dưới gót giày các đội bóng của Premier League như năm 2019, năm Liverpool gặp Tottenham tại Champions League, Chelsea gặp Arsenal ở Europa League.

Cập nhật trực tiếp bóng đá Anh: Man City vs Chelsea, Liverpool vs Southampton

Cập nhật trực tiếp bóng đá Anh: Man City vs Chelsea, Liverpool vs Southampton

Trực tiếp bóng đá Anh: Man City vs Chelsea, Liverpool vs Southampton. K+, K+PM trực tiếp vòng 35 giải Ngoại hạng Anh. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh.

 

Đã có một thời gian các đội bóng Anh bị cấm thi đấu ở châu Âu. Năm đó là 1985, và UEFA đã áp dụng lệnh cấm 5 năm sau khi thảm họa Brussels khiến 39 người chết xảy ra trước trận chung kết Cúp C1 giữa Liverpool và Juventus. Và bóng đá Anh đã thay đổi rất nhiều trong vài thập kỷ qua.

Thống trị

Sự nổi lên của Premier League vào năm 1992 cùng với doanh thu truyền hình và các hợp đồng tiếp thị sau đó đã cho phép nó trở thành giải vô địch quốc gia hấp dẫn nhất trên thế giới. Không có gì lạ khi các đội bóng Anh dần thống trị Champions League và mùa giải này cũng không phải là ngoại lệ.

Thậm chí, khi lá thăm đưa Man City gặp Paris St Germain và Chelsea gặp Real Madrid ở bán kết, người ta đã mường tượng về ​​một trận chung kết toàn Anh khác sau khi Liverpool đánh bại Tottenham trong trận chung kết năm 2019. Trước đó thì năm 2008, MU đã vượt qua Chelsea sau loạt sút luân lưu.

Thú vị là nếu không phải Liverpool, MU, Tottenham hay Arsenal cầm cờ cho Premier League ở Champions League thì đó là Man City và Chelsea, hai đội bóng lớn thuộc cái gọi là Big 6 không chỉ của bóng đá Anh mà của châu Âu (European Super League). Thực tế này cho thấy Premier League vẫn là giải đấu có tính cạnh tranh và hấp dẫn nhất thế giới, giống như Serie A của Italy vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990.

Nếu chưa đủ, trước khi có một trận chung kết toàn Anh, Man City và Chelsea đã phải vượt qua hai đối thủ rất đáng gờm ở bán kết là Paris Saint-Germain và Real Madrid. Đây đều là những cuộc đối đầu được chờ đợi nhất ở mùa giải năm nay, dù Barcelona, Bayern Munich hay Liverpool bị loại trước đó, không chỉ vì các bên đều sở hữu một đội hình mạnh mà còn vì đây giống như màn đọ sức giữa các ông chủ giàu có, đặc biệt giữa Man City với Paris Saint-Germain khi cả hai chưa từng vô địch Champions League và nổi lên từ những đồng USD của các tỷ phú dầu mỏ Trung Đông.

Trực tiếp bóng đá, K+, K+PM, Man City vs Chelsea, Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh, góc Anh Ngọc, trực tiếp Man City vs Chelsea, Chelsea đấu với Man City, Pep Tuchel, BXH Anh
Chelsea và Man City sẽ tranh chức vô địch Champions League

 

 

Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2015-2021, Nassel Al-Khalaifi và Sheikh Mansour đã đổ rất nhiều tiền vào Paris Saint-Germain và Man City chỉ với mục đích giúp họ thống trị châu Âu. Ở Paris Saint-Germain, con số này là 958,76 triệu USD trong 6 mùa giải, trong đó bản hợp đồng với Neymar từ Barcelona ở mùa giải 2017-18 là 244,2 triệu USD, Kylian Mbappe từ Monaco ở mùa giải 2018-19 là 159,5 triệu USD. Để so sánh, Man City đã chi 1,27 tỉ USD. Không quá lời nếu nói rằng, tiền đã bảo đảm thành công cho Paris Saint-Germain và Man City trong giai đoạn vừa qua, dù không phủ nhận ở Pep Guardiola, đội bóng Anh đang có HLV xuất sắc nhất thế giới hiện nay.

Thất bại vì thế hẳn khiến người Pháp rất đau đớn, thất vọng, chứ không hoàn toàn vì kể từ Marseille năm 1993, Ligue 1 vẫn chưa có đội bóng thứ 2 chiến thắng ở Champions League.

Trong khi đó, Chelsea dập tắt hi vọng đi tiếp của Real Madrid, đội bóng từng 13 lần vô địch châu Âu, trong đó có 3 năm liên tiếp từ 2016 đến 2018 dưới thời Zinedine Zidane, để lần thứ 3 có mặt trong trận đấu cuối cùng của mùa giải, sau các năm 2012 (đánh bại Bayern Munich) và 2008 (thua MU trên chấm luân lưu).

 

Kéo dài chu kì?

Nhìn xa hơn thì ở vòng tứ kết, Premier League có 3 đại diện góp mặt, ngoài Chelsea và Man City là Liverpool, đội đã phải dừng bước trước Real Madrid sau đó. Sự có mặt của 3 cái tên này đã giúp Premier League nâng số đội có mặt ở vòng tứ kết Champions League trong 3 mùa giải gần đây lên con số 8, nhiều gấp 2 lần so với La Liga mặc dù trong mùa bóng trước, họ chỉ có Man City trụ lại ở vòng tứ kết.

Để thấy rõ hơn, mùa 2018-19, Premier League có 4 đội; 2019-20 có 1 đội và 2020-21 có 3 đội. Ngược thời gian thì trước năm 2000, không có quốc gia nào thống trị tuyệt đối - chỉ Bundesliga, mùa 1997-98 và 1998-99, và Serie A mùa 1998-99 có nhiều hơn 1 đại diện ở vòng tứ kết.

Sau đó, Tây Ban Nha và Anh nổi lên như những giải đấu thống trị, khi La Liga có 3 đội lọt vào tứ kết trong 4 năm liên tiếp, còn Premier League có nhiều đại diện khác nhau. Riêng giai đoạn giữa các mùa giải 2006-07 và 2010-11, Anh đã khẳng định sự vượt trội, với trung bình có hơn 3 đại diện vào tứ kết mỗi mùa, trong đó có 4 đội trong cả hai mùa giải 2007-08 và 2008-09. Và họ là nước duy nhất từng đạt được mốc này, chứ không phải Tây Ban Nha, và thậm chí Premier League một lần nữa có đến 4 đội vào tứ kết là ở mùa giải 2018-19.

Dĩ nhiên, không thể phủ nhận giai đoạn thống trị của La Liga khi Barcelona và Real Madrid khơi dậy sự hồi sinh cho bóng đá Tây Ban Nha. Họ là những đại diện duy nhất của cùng một quốc gia trong danh sách tứ kết năm 2012 gồm mỗi đội đến từ Anh, Đức, Italy, Pháp, Bồ Đào Nha và Síp - APOEL tận hưởng thành tích tốt nhất của họ trong lịch sử châu Âu.

Nhờ đó mà trong 6 năm tiếp theo, Tây Ban Nha liên tục có 3 đại diện, với Atletico Madrid là 4 lần, Malaga và Sevilla mỗi đội 1 lần. Riêng các trận chung kết năm 2014 và 2016 là chuyện nội bộ của thành Madrid.

Để so sánh, bóng đá Anh chỉ có tổng cộng 6 lần vào tứ kết trong khoảng thời gian 6 năm đó, MU với 2 lần xuất hiện và 1 lần vào tứ kết cho Chelsea, Man City, Leicester và Liverpool.

Từ năm 2019 thì thời thế thay đổi, trong đó thành Manchester có Man City và MU lọt vào tứ kết để khẳng định sự trở lại của Premier League cũng như sự đi xuống của La Liga. Và riêng mùa giải này, thất bại trước Paris St-Germain ở vòng 1/8 khiến Barcelona lần đầu tiên sau 14 năm vắng mặt ở vòng tứ kết và giảm đi đáng kể sự hiện diện của Tây Ban Nha tại Champions League.

Và khi Premier League vẫn còn MU và Arsenal ở Europa League, liệu đã đủ để khẳng định mùa giải này và những mùa giải sau nữa, châu Âu vẫn sẽ tiếp tục nằm dưới gót giày của các đội bóng Anh?

Chuyện nội bộ của người Anh

Lần thứ 3 trong lịch sử Cúp C1/Champions League, trận chung kết là chuyện nội bộ của bóng đá Anh và nếu tính ở các giải, với bóng đá Anh là lần thứ 5. Cụ thể thì năm 1972 ở UEFA Cup, Tottenham thắng Wolves 3-2 chung cuộc; năm 2008 ở Champions League, MU thắng Chelsea trên chấm 11m; năm 2019 ở Europa League, Chelsea thắng Arsenal 4-1 và ở Champions League, Liverpool thắng Tottenham 2-0.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm