Nạn phân biệt chủng tộc: Vết nhơ khó gột rửa của bóng đá Anh

16/07/2021 05:58 GMT+7 | Bóng đá Anh

(Thethaovanhoa.vn) - Bukayo Saka, Marcus Rashford và Jadon Sancho sẽ là những người hùng nếu đội tuyển Anh giành chiến thắng, nhưng thay vào đó, họ lại bị tấn công.

Bóng đá hôm nay 12/7: Ý vô địch EURO 2021. Sancho, Rashford và Saka bị phân biệt chủng tộc

Bóng đá hôm nay 12/7: Ý vô địch EURO 2021. Sancho, Rashford và Saka bị phân biệt chủng tộc

Bóng đá hôm nay 12/7: Ý vô địch EURO 2021. Jadon Sancho, Marus Rashford và Bukayo Saka bị phân biệt chủng tộc

Bukayo Saka đứng một mình. Một mình, trước thủ môn cao lớn của Italy, Gianluigi Donnarumma, 60.000 người hâm mộ Anh khao khát chiếc Cúp ở Wembley và hàng tỷ người đang theo dõi trên khắp thế giới.

Vết nhơ sân cỏ

Con trai của những người di cư từ Nigeria đã đạt đến đỉnh cao - đứng trên sân với biểu tượng “Tam sư” thêu trên ngực trong thời điểm quan trọng nhất của bóng đá Anh kể từ năm 1966. Nếu anh ghi bàn, Saka sẽ giúp quốc gia của mình nuôi hi vọng giành chức vô địch EURO 2020 và được tôn vinh như những người hùng.

Saka hít thở sâu hai hơi khi sức nặng của khoảnh khắc và làn sóng im lặng từ đám đông đổ ập vào anh. Chẳng gì thì Marcus Rashford và Jadon Sancho, những người vào sân chỉ vài phút trước khi trận đấu kết thúc, đã không thể ghi bàn trên chấm phạt đền ngay trước khi Saka vào vị trí. Và anh cũng vậy. Giấc mơ đó đã bị dập tắt bởi cú bay người của thủ môn người Italy, người đã ấn định chiến thắng cho Azzurri và châm ngòi cho cơn ác mộng chủng tộc mà chàng trai trẻ từ London phải trải qua.

Saka kéo chiếc áo đấu màu trắng lên miệng, khi những người Italy lao qua anh tiến về phía Donnarumma để ăn mừng chức vô địch châu Âu thứ hai của họ. Có cảm giác anh đang cố gắng thoát khỏi cú sốc và cơn thịnh nộ đã trùm lấy anh.

Bóng đá được xem là “trò chơi đẹp”. Mặc dù vậy, môn thể thao này cũng có thể tàn nhẫn đến mức không thể tin được, như những gì xảy ra với các cầu thủ da màu như Raheem Sterling và Rashford, Sancho và Saka. Đối với họ, bóng đá là tấm gương phản chiếu hơn là thoát khỏi sự phân biệt chủng tộc xã hội xung quanh các sân đấu mà họ thi đấu - đặc biệt là các giải đấu lớn như EURO 2020, khi chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt thâm nhập vào từng lỗ hổng của trận đấu. Ở đây, hàng triệu người quen thuộc với mặt trái của môn thể thao này đều biết điều gì đang chờ đợi Saka và các đồng đội da màu của anh, những người đã sút hỏng 11m, sau trận đấu.

Chú thích ảnh
Khoảnh khắc thẫn thờ của Bukayo Saka sau khi đá hỏng quả luân lưu khiến Anh thua Italy trong trận chung kết EURO 2020

Đối với Harry Kane hoặc Jack Grealish, hai trong số những cầu thủ da trắng của đội tuyển Anh, một quả phạt đền bị bỏ lỡ sẽ chỉ khiến đội bóng của họ phải trả giá bằng trận đấu và hứng chịu làn sóng chỉ trích từ truyền thông Anh. Trong khi đó, với Rashford, Sancho và Saka, hệ quả còn kéo dài và rất nặng nề. Lấy ví dụ, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nhắm vào các cầu thủ da màu không chỉ giới hạn ở các giải lớn như EURO 2020, mà còn theo chân họ đến những thành phố quê hương và các CLB của họ.

Nghĩa là bất chấp 3 cầu thủ trên tự hào khoác áo đội tuyển trong suốt giải đấu cùng với ngôi sao Sterling đã đóng góp rất nhiều vào thành tích lịch sử của độii nhà, những kẻ phân biệt chủng tộc vẫn không xem họ là người Anh khi điều kì diệu dừng lại. Chẳng hạn như “Biến về Nigeria” hay “biến khỏi đất nước của chúng tao”...

Con dao hai lưỡi

Thật bi thảm khi chứng kiến ​​chàng trai trẻ Saka, người đã chơi hết mình cho đội tuyển Anh, gục ngã trên sân cỏ và sau đó phải đối mặt với làn sóng phân biệt chủng tộc. Nhiều người lao vào bảo vệ các cầu thủ da màu, trong đó có Gareth Southgate và các đồng đội, và bất ngờ là cả Thủ tướng Boris Johnson.

Dĩ nhiên, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không chỉ xuất hiện ở riêng nước Anh và những hooligan khét tiếng của nước này. Chính xác thì nó xuất hiện khắp châu Âu, nơi các nhóm ít về chủng tộc và tôn giáo đại diện cho quốc gia của họ trên sân cỏ có nghĩa vụ phải xóa bỏ mối quan hệ tồn tại mà ở đó thành công - cụ thể là ghi bàn - chỉ mang lại sự cân bằng thoáng qua. Và với mỗi bàn thắng, họ nhận được thời gian nghỉ ngơi tạm thời khỏi sự phân biệt chủng tộc và cơn thịnh nộ lan tràn khắp các diễn đàn chính trị của các quốc gia như Anh và Hà Lan, Đức và Pháp. Chẳng hạn như tiền đạo người Pháp gốc Algeria, Karim Benzema từng nói: “Nếu tôi ghi bàn, tôi là người Pháp, nếu không, tôi là người Arab". Nhiều năm sau, sau khi Đức bị loại khỏi World Cup 2018 tại vòng bảng, sự giận dữ của người hâm mộ hướng về các cầu thủ nhập cư, đáng chú ý nhất là tiền vệ Mesut Ozil, người giống như Benzema đã tuyên bố trước khi anh chia tay đội tuyển Đức: “Tôi là người Đức khi chúng tôi giành chiến thắng, một người nhập cư khi chúng tôi thua cuộc”.

Chú thích ảnh
Rất nhiều cổ động viên Anh đã bày tỏ sự ủng hộ với Marcus Rashford sau khi anh bị phân biệt chủng tộc

Đây là công thức bóng đá nghiêm túc dành cho các vận động viên da màu, Hồi giáo và Arab, những người đã vươn lên từ tầng đáy lên đỉnh cao sự nghiệp. "Anh là một trong số chúng ta nếu anh ghi bàn, và chúng ta giành chiến thắng", theo logic, cầu thủ da màu là tài sản được ca ngợi khi họ phục vụ lợi ích của quốc gia, nhưng bị cả quốc gia lên án và loại bỏ khi họ không thực hiện được.

Con dao hai lưỡi đối với các cầu thủ da màu khoác áo Đức, Pháp hoặc Anh sẽ luôn đi kèm với lo lắng rằng, lời khen ngợi có thể nhanh chóng biến thành sự phân biệt chủng tộc, và lòng yêu nước có thể biến thành ưu thế của người da trắng khi họ không đưa bóng vào lưới. Đối với một đất nước đang hát “bóng đá sẽ về nhà” trong suốt chặng đường hướng tới trận chung kết EURO - tiếng còi mãn cuộc không đánh dấu sự xuất hiện của một chiếc cúp vô địch, mà nhắc nhở mọi người rằng sự phân biệt chủng tộc đang tàn phá quốc gia chưa bao giờ chấm dứt được điều này.

Thủ tướng Boris Johnson nhanh chóng lên án phân biệt chủng tộc và đổ lỗi cho các công ty truyền thông xã hội vì không làm đủ để ngăn chặn sự lây lan của sự căm ghét trên nền tảng của họ. Ông nói rằng ông sẽ nhân một cuộc họp với các nhà lãnh đạo công ty để nhắc lại yêu cầu khẩn cấp cho hành động.

Trước đó, làn sóng chỉ trích cho rằng Johnson và chính phủ của ông đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề khi bắt đầu EURO 2020, khi một số người hâm mộ la ó đội tuyển Anh vì quyết định quỳ gối trước lúc bóng lăn, một hình ảnh cho thấy vấn đề phân biệt chủng tộc.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm