Bóng bầu dục giật cờ: Tương lai của NFL từ Mỹ đến Việt Nam

24/03/2023 15:19 GMT+7 | Thể thao

Các vấn đề xung quanh những va chạm chấn động đã ám ảnh NFL (giải bóng bầu dục Mỹ) trong những năm gần đây, nhưng sự nổi lên rất nhanh của bóng bầu dục giật cờ đã thay đổi cuộc chơi của bóng bầu dục Mỹ ở cả Mỹ và trên toàn thế giới.


Với dự thảo NFL vào tháng Tư, thế hệ ngôi sao tiếp theo của môn thể thao này sắp bước lên sân khấu lớn. Thế nhưng, tương lai của bóng bầu dục Mỹ thậm chí còn nằm ngoài các trận đấu ở trường đại học.

Năm 2023, Pro Bowl của NFL - một sự kiện quy tụ các cầu thủ ngôi sao của giải đấu - lần đầu tiên bao gồm một trận bóng bầu dục giật cờ. Việc công nhận phiên bản toàn diện, dễ tiếp cận của bóng bầu dục Mỹ mà mọi người ở mọi lứa tuổi và giới tính đều có thể chơi nhờ các quy tắc không tiếp xúc, chi phí thấp và dễ hiểu cũng là sự công nhận về cách bóng bầu dục giật cờ đang thúc đẩy số lượng người tham gia môn thể thao này và các chiến lược phát triển.

Một nghiên cứu mới do Trung tâm CTE của Đại học Boston dẫn đầu đã phát hiện ra rằng, đối với những người chơi bóng bầu dục truyền thống, "những cú đánh vào đầu lặp đi lặp lại cũng có thể dẫn đến ít chất trắng hơn trong não, có khả năng gây ra hành vi bốc đồng và các vấn đề khác liên quan đến suy nghĩ, cho dù hoặc không phải ai đó có CTE (bệnh não do chấn thương mạn tính)".

Đây chỉ là bằng chứng mới nhất về bản chất bạo lực của bóng bầu dục Mỹ và những chấn động thường liên quan đến việc chơi trò chơi này. Và hai lí do đã dẫn đến sự suy giảm số người chơi bóng bầu dục. Như tờ Forbes đã cho biết vào năm 2020, trong 11 năm từ 2008 đến 2019, "tổng số thanh thiếu niên từ 6 đến 18 tuổi chơi bóng bầu dục đã giảm hơn 620.000 người".

Bóng bầu dục giật cờ: Tương lai của NFL từ Mỹ đến Việt Nam - Ảnh 1.

Bóng bầu dục giật cờ đang ngày càng trở nên phổ biến ở Mỹ

 Bóng bầu dục giật cờ

Liên đoàn Bóng bầu dục Mỹ Quốc tế (IFAF) cho biết ước tính có khoảng 20 triệu cầu thủ bóng bầu dục giật cờ ở hơn 100 quốc gia. Tại Nhật Bản, nửa triệu học sinh tiểu học mỗi lớp hiện có cơ hội chơi bóng bầu dục giật cờ hằng năm, trong khi ở Mexico có 100.000 cầu thủ bóng bầu dục giật cờ mới chỉ riêng vào năm 2021.

Thú vị nhất, trong 72 liên đoàn quốc gia thành viên của IFAF, bóng bầu dục giật cờ năm nay sẽ vượt qua bóng bầu dục đối đầu về cơ hội tham gia có tổ chức.

Với việc đội nữ Mexico đánh bại Mỹ tại World Games năm 2022, Papa New Guinea sắp tham gia giải đấu IFAF đầu tiên và tỉ lệ học sinh trung học Mỹ tham gia môn bóng bầu dục giật cờ nữ tăng 40% kể từ năm 2018, rõ ràng môn thể thao này đang bùng nổ trên toàn thế giới .

Đến cả Việt Nam

Việt Nam, cũng là một trong 72 thành viên của IFAF, cũng đang được hưởng lợi nhiều hơn trong việc tham gia, mặc dù không ở cùng cấp độ.

Môn thể thao này đã xuất hiện tại Việt Nam được khoảng một thập kỉ, nhưng hiện tại mới có khoảng 400 người chơi đăng kí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, với phần lớn người chơi ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi thành lập Liên đoàn Bóng bầu dục giật cờ (VFFL) 3  năm trước đã thay đổi trò chơi.

"Chúng tôi bắt đầu đấu tranh để có đủ người chơi mỗi tuần. Chúng tôi thường chơi ở các công viên và đường phố ngẫu nhiên vào thứ Bảy", cầu thủ Anetnga cho biết. "Chúng tôi đã phát triển để có những giải đấu thực sự trên các sân thực sự với các nhà tài trợ".

Anetnga chơi cho The Swarm, một trong 6 đội của giải đấu hiện đang ở mùa giải thứ tư. Bằng cách sử dụng Reclub, một nền tảng kĩ thuật số cho phép người dùng quản lí các đội và các giải đấu, xem xét số liệu thống kê và trở thành một phần của cộng đồng bóng bầu dục giật cờ, sự phát triển của VFFL đã ổn định.

"Năm nay là lần đầu tiên giải đấu có nhiều cầu thủ Việt Nam hơn người nước ngoài, điều này nói lên sự ổn định của môn thể thao này", Luis Aloma, đồng sáng lập của Reclub và cũng là một cầu thủ nói.

Trong khi đó, Duong Phan thi đấu được gần 1 năm và hiện là Chủ tịch của RMIT Wolves. "Tôi nghĩ tinh thần và năng lượng của bóng bầu dục giật cờ kết nối mọi người là một trong những yếu tố khiến môn thể thao này trở nên đặc biệt ở Việt Nam", anh nói.

Anetnga cho biết thêm: "Một phần lớn lí do tại sao tôi thích bóng bầu dục giật cờ là những người tôi đã gặp. Tôi đã có rất nhiều bạn bè chơi môn này, đặc biệt là với những phụ nữ Việt Nam khác cũng chơi. Môn này khá thú vị và việc không phải tranh bóng/tiếp xúc khiến môn này thậm chí còn an toàn hơn bóng đá.

"Một số người đánh giá thấp tôi vì tôi là một cô gái địa phương, trông yếu ớt và họ nghĩ tôi sẽ sớm bỏ cuộc nên tôi muốn chứng minh họ sai", Sue, người chơi cho Saigon Southside Brotherhood, một đội chỉ gồm các cầu thủ Việt Nam, cho biết. "Bóng bầu dục giật cờ đã giúp tôi học cách chơi như một đội và xây dựng niềm tin lẫn nhau, bất kể tuổi tác".

Bóng bầu dục giật cờ: Tương lai của NFL từ Mỹ đến Việt Nam - Ảnh 2.

Bóng bầu dục giật cờ đã đến Việt Nam và ngày càng phát triển

 Giật cờ

Phiên bản tiếp theo của giải vô địch bóng bầu dục giật cờ thế giới sẽ diễn ra vào năm 2024 tại Phần Lan, nơi dự kiến sẽ có 24 đội tuyển quốc gia nam và nữ tham dự.

Bóng bầu dục giật cờ cũng nằm trong số 9 môn thể thao lọt vào danh sách để đưa vào Thế vận hội Olympic 2028 ở Los Angeles, với quyết định dự kiến đưa ra vào cuối năm nay. Nếu môn thể thao này được đưa vào thi đấu ở Olympic, IFAF tin rằng "việc kết hợp bóng bầu dục với Thế vận hội có thể mang lại lợi ích tăng trưởng mạnh mẽ cho tất cả các bên, mở ra lượng khán giả mới và tăng cường sự tham gia toàn cầu".

Việt Nam chắc chắn là một trong những quốc gia đó. Bóng bầu dục giật cờ đang trên đà thực hiện bước tiếp theo trong nước, và làm như vậy là một lời nhắc nhở về mức độ phổ biến và quan trọng của phiên bản an toàn hơn, toàn diện hơn này của một môn thể thao vốn đã phổ biến trong những năm gần đây.

"Điều tôi thực sự muốn thấy là trẻ em Việt Nam tự chơi bóng bầu dục giống như cách chúng chơi bóng đá. Thậm chí chỉ cần nhìn thấy những đứa trẻ ném bóng trên đường phố thôi cũng đã thấy thú vị rồi", Anetnga nói. 

Tuy là một dạng của bóng bầu dục đối kháng nhưng ở bóng bầu dục giật cờ, thay vì hạ đối thủ xuống đất thì đội thi đấu phải dốc hết nỗ lực để giật được cờ của đội còn lại và ngăn chặn đối thủ ghi điểm. Bên đội tấn công sẽ nhằm vào vùng ghi điểm của đội phòng ngự, ném hay chạy để tiến lên phía trước, đồng thời phải giữ cho được cờ đeo bên hông của mình. Bên phòng ngự phải lấy cho được cờ của người cầm bóng của đội tấn công, nếu không thì cản trở ném bóng vào vùng ghi điểm.

 Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm