Báo ngay cho y tế khi trẻ em mắc Covid-19 chăm sóc tại nhà có những dấu hiệu sau

06/03/2022 07:57 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Có 4% trẻ em mắc COVID-19 có thể trở nặng hoặc nguy kịch, thời gian nguy cơ thông thường là vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8. Do đó, người lớn cần báo ngay cho y tế khi trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà có những dấu hiệu sau.

Ngày 4/3 cả nước có 125.587 ca mắc Covid-19

Ngày 4/3 cả nước có 125.587 ca mắc Covid-19

Bản tin dịch COVID-19 ngày 4/3 của Bộ Y tế cho biết có 125.587 ca mắc mới COVID-19 trên cả nước. Đáng chú ý, Hà Nội với 21.395 ca; Bắc Ninh đăng ký bổ sung 29.074 ca và Quảng Ninh đăng ký bổ sung 18.970 ca.

Tại "Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19", Bộ Y tế nêu rõ cần tạo không gian cách ly riêng cho trẻ nhất là khi trẻ có khả năng tự chăm sóc. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.

Đeo khẩu trang: trẻ em mắc COVID-19 (với trẻ ≥ 2 tuổi), người chăm sóc, người trong gia đình và trẻ em ≥ 2 tuổi.

Chú thích ảnh
Có 4% trẻ em mắc COVID-19 có thể trở nặng hoặc nguy kịch, thời gian nguy cơ thông thường là vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8

Giữ khoảng cách tối thiểu 2m giữa trẻ mắc COVID-19 và những người khác nếu có thể được.

Bộ Y tế cũng hướng dẫn, phụ huynh, người chăm sóc trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà cần theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa. Đối với trẻ trên 5 tuổi cần chú ý thêm các dấu hiệu đau ngực, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, mất khứu giác, thính giác.

Khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu, triệu chứng bất thường sau, gia đình cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:

Đối với trẻ dưới 5 tuối

(1) Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật

Chú thích ảnh
Khi trẻ em mắc COVID-19 điều trị tại nhà, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất...

(2) Sốt cao liên tục >39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48h

(3) Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi:

- Trẻ < 02 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút

- Trẻ từ 02 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút

- Trẻ từ 12 tháng đến < 05 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút

(4) Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn...

(5) Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít

(6) Tím tái

(7) SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)

(8) Nôn mọi thứ

(9) Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được

(10) Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng

(11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu

Đối với trẻ trên 5 tuổi:

 (1) Cảm giác khó thở.

 (2) Ho thành cơn không dứt

 (3) Không ăn/uống được 

 (4) Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ 

 (5) Nôn mọi thứ 

 (6) Đau tức ngực 

 (7) Tiêu chảy

 (8) Trẻ mệt, không chịu chơi 

 (9) SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2 ) 

 (10) Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút 

 (11) Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn... 

 (12) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu.  

Thái Bình/Sức khỏe & Đời sống

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm