Phẫu thuật thay khớp gối, điều trị thoái hóa khớp gối

24/10/2019 16:00 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến ở những người phụ nữ lớn tuổi. Thoái hóa khớp gối là trình trạng bào mòn mặt sụn khớp của đầu xương đùi, mân chày và có khi cả xương bánh chè, làm cho khớp gối không còn khả năng chịu trọng lực khi đi đứng hoặc ngồi xổm. Khớp bị thoái hoá sẽ có quá trình viêm kèm theo nên khớp thường bị sưng to gây ra triệu chứng đau đớn, khó khăn vận động khớp…

Điều trị thành công cho bệnh nhân bị cứng khớp gối hơn 40 năm

Điều trị thành công cho bệnh nhân bị cứng khớp gối hơn 40 năm

Ngày 14/03/2018, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiếp nhận bệnh nhân L.T.L (ngụ tại Thốt Nốt, Cần Thơ) nhập viện với tình trạng khớp gối bị cứng.

1. Các biểu hiện của bệnh thoái hoá khớp: 

Người bị bệnh thoái hoá khớp thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm. Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại thấy dễ chịu hơn. Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống. Nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn. 

Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại. 

Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng. Người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hổ trợ. Gập duỗi gối bị hạn chế.

2. Điều trị không phẫu thuật như thế nào?

Theo Ths.BS Lê Dũng - Phó trưởng khoa Thần Kinh-Cơ Xương Khớp BV Hoàn Mỹ Cửu Long, tùy theo giai đoạn bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong giai đoạn đầu, thông thường là áp dụng những biện pháp không phẫu thuật như sau:

- Thuốc kháng viêm: các thuốc này giúp giảm quá trình viêm, giảm sưng và giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên thuốc này thường gây tác dụng phụ trên đường tiêu hoá cho nên khi dùng phải theo dõi cẩn thận.

- Thuốc bổ sung sụn như: Glucosamin, chondroitin….Mặc dù người ta vẫn chưa thấy bằng chứng cải thiện lớp sụn đã bị bào mòn sau khi dùng thuốc bổ sụn. Tuy nhiên cho người bệnh dùng thuốc này thấy có hiệu quả giảm đau hơn so với nhóm giả dược. 

Chú thích ảnh

- Tiêm thuốc  corticoide: đem lại hiệu quả rõ rệt và có thể kéo dài tác dụng đến vài tháng. Tuy nhiên rất thận trọng khi dùng thuốc này vì nguy cơ nhiễm trùng khớp gối rất lớn. Một khi khớp gối bị nhiễm trùng thì rất khó chữa trị.

- Tiêm thuốc Hyarulonic acid: đem lại hiệu quả giảm đau kéo dài vài tháng, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của bệnh và có cẩn thận nguy cơ nhiễm trùng do tiêm

-  Nẹp gối: giúp khớp gối vững vàng hơn

3.Thay khớp nhân tạo:

Nếu khớp gối đã bị hư trầm trọng, lớp sụn đã bị bào nhiều thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp thay khớp nhân tạo. Sau khi cắt bỏ phần sụn bị bào mòn, các bác sĩ sẽ đạt một khớp nhân tạo mới vào trong khớp gối. Thay khớp thực sự là thay bề mặt sụn khớp đã bị bào mòn bằng một lợp nhựa cao phân tử nhân tạo. Cho nên mọi vận động và chịu lực của khớp gối bây giờ sẽ do lớp nhựa nhân tạo này đảm trách. Chính vì vậy người bệnh đi đứng chịu lực không đau, vận động khớp gối được cải thiện rõ rệt. 

PTTT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm