Những điều cần biết về trẻ sinh non và nhẹ cân

18/07/2019 15:27 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Sơ sinh non tháng nhẹ cân khi tuổi thai dưới 35 tuần và có cân nặng dưới 2kg. 

Cứu sống trẻ sơ sinh sinh non 25 tuần tuổi với cân nặng 740 gram

Cứu sống trẻ sơ sinh sinh non 25 tuần tuổi với cân nặng 740 gram

Ngày 4/7, Bác sĩ Lâm Kim Hường - Phó Trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ cho biết, các bác sĩ của khoa lần đầu tiên ứng dụng thành công bơm Surfactant bằng kỹ thuật LISA, cứu sống một trẻ sơ sinh sinh non 25 tuần tuổi với cân nặng 740 gram.

Tất cả trẻ này được chuyển vào đơn vị chăm sóc đặc biệt (NICU). Các nguy cơ thường gặp như hạ thân nhiệt, kém hấp thu, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở, hội chứng suy hô hấp và viêm ruột hoại tử. Trẻ có tuổi thai càng nhỏ thì nguy cơ càng cao. Nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện cũng thường gặp trên nhóm trẻ này.

Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh: 

- Bỏ bú hoặc bú kém

- Co giật , lơ mơ hoặc hôn mê

- Giảm hoặc ít cử động khi kích thích

- Thở nhanh (> 60 lần/phút)

- Thở rên , rút lõm ngực nặng

- Tăng thân nhiệt > 380C, hạ thân nhiệt < 35,50C

- Tím trung ương

 Các dấu hiệu nhiễm trùng nặng:

 - Vàng da nặng 

- Chướng bụng nhiều

Những triệu chứng nhiễm trùng khu trú như: Triệu chứng viêm phổi, mụn mủ nhiều hay nặng, đỏ da ra xung quanh chân rốn, rốn chảy mủ, thóp phồng, đau khớp, sưng khớp, giảm cử động và linh hoạt. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào thì trẻ cần được theo dõi sát và xử trí nhanh chóng nhằm bảo vệ tính mạng cho trẻ. 

Điều trị trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân: gồm các nguyên tắc sau

1. Theo dõi hô hấp và oxy liệu pháp

Trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân có nguy cơ suy hô hấp do thiếu hụt surfactan, rất dễ rơi vào tình trạng suy hô hấp, đặc biệt hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh trẻ sẽ có những cơn ngưng thở nếu không theo dõi sát và phát hiện sớm để xử trí dẫn đến tử vong.

Bốn triệu chứng lâm sàng đặc trưng của suy hô hấp thường xuất hiện
trong vòng 4 giờ sau sinh: thở nhanh, thở rên, thở co lõm ngực hoặc co kéo cơ liên sườn, tím tái.

Cung cấp oxy khi có chỉ định và giữ SpO2: 90%<SpO2 < 95% để giảm tỉ lệ mắc bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Thở áp lực dương liên tục (NCPAP) cần được chỉ định sớm cho trẻ ngay từ đầu nhằm tránh làm xẹp phế nang trong thì thở ra, giúp cải thiện oxy hóa máu và giảm công hô hấp. Khi hô hấp của trẻ dần cải thiện thì phải chuyển sang thở oxy qua canulla mũi mức 0.5 lít/phút và tập cai dần oxy.

Đồng thời để phòng ngừa cơn ngưng thở ở trẻ sơ sinh non tháng, hai loại thuốc thường dùng: caffein citrat và aminophylline. Ưu tiên chọn lựa caffein citrat.

2. Phòng ngừa hạ thân nhiệt: 

Trẻ sơ sinh nhẹ cân (< 2.000g) lâm sàng ổn định nên chăm sóc Kangaroo ngay khi vừa sinh và liên tục cả ngày lẫn đêm.

Mục tiêu giữ nhiệt độ trung tâm 36-37oC, chân ấm và hồng. Nếu không thể chăm sóc Kangaroo thì có thể sử dụng lồng ấp nhưng với điều kiện lồng ấp phải được sát khuẩn thường xuyên và thiết kế đơn giản giúp cho sự chăm sóc được tiện lợi và dễ dàng.

3. Dinh dưỡng

Phần lớn những trẻ nhẹ cân vẫn có khả năng tự bú mẹ. Trẻ nào có thể tự bú được thì cho bú sữa mẹ trực tiếp. Trẻ nào không bú được thì vắt sữa mẹ ra ly và đút bằng muỗng. Trẻ không thể ăn bằng muỗng (trẻ bị sặc, không nuốt được,...) thì phải nuôi ăn thông qua sonde dạ dày. Nên khuyến khích cho trẻ bú mẹ. Trong những trường hợp mẹ không có sữa hoặc chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ, có thể dùng sữa mẹ từ ngân hàng sữa (nếu có). Sữa công thức chỉ được khuyến cáo sử dụng khi các cách trên đều không thể thực hiện được. Bên cạnh đó cần phải hỗ trợ nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, cần phải theo dõi lượng sữa mỗi ngày bé có thể bú được để tính toán lượng dịch chính xác theo nhu cầu cơ bản của trẻ. Cần cung cấp yếu tố vi lượng hàng ngày khi trẻ dung nạp tốt sữa mẹ.

4. Môi trường vô trùng tối thiểu

Tất cả môi trường xung quanh trẻ phải đảm bảo nguyên tắc vô trùng tối thiểu. Hạn chế tiếp xúc với trẻ khi không cần thiết, cần thực hiện biện pháp vệ sinh tay khi tiếp xúc cũng như thăm khám và thực hiện các thủ thuật trên trẻ. Ngưng nuôi ăn tĩnh mạch khi trẻ bú khá lên càng sớm càng tốt để trách tình trạng nhiễm trùng cho trẻ. Đồng thời dùng kháng sinh đường tĩnh mạch trong trường hợp có nhiễm trùng.

Xuất viện và theo dõi tiếp theo ở trẻ sinh non nhẹ cân:

Trẻ sinh non nhẹ cân có thể được xuất viện khi:

- Không còn dấu hiệu nguy hiểm hoặc dấu hiệu nhiễm trùng nặng.

- Trẻ tăng cân tốt và bú tốt.

- Trẻ có thể tự ổn định thân nhiệt trong giới hạn bình thường (36-370C).

- Mẹ có đủ khả năng chăm sóc trẻ.

Trẻ sinh non nhẹ cân có thể được tiêm ngừa theo lịch ngay sau khi sinh, các mũi tiêm ngừa tiếp theo phụ thuộc vào thời điểm xuất viện.

Cần dặn dò cha mẹ các vấn đề sau: 

- Cho bé bú mẹ hoàn toàn đặc biệt ở những bé sinh đôi, sinh ba,.. phải thay phiên nhau để cho các bé bú được sữa mẹ một cách tốt nhất.

- Giữ ấm cho bé.

- Nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm cần đi khám ngay: sốt, vàng da, bú nôn ói nhiều lần, thở nhanh co lõm ngực, tiêu lỏng, bụng chướng, rốn đỏ,…

- Trẻ sinh non nhẹ cân nên được theo dõi và đánh giá hằng tuần về sự tăng cân và khả năng dung nạp sữa cho đến khi trẻ được 3kg và đủ tuần tuổi thai.

BS. Quách Thị Kim Phúc -
chuyên khoa Nhi, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm