Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh có lỗ mở khí quản tại nhà

17/01/2020 15:54 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Chăm sóc lỗ mở khí quản tại nhà bao gồm: thay băng, hút đàm nhớt, rửa lỗ mở khí quản, thay canuyn (hoặc vệ sinh canuyn), chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động phù hợp và tái khám đúng hẹn.

Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai đã triển khai hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa trong môi trường Bệnh viện

Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai đã triển khai hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa trong môi trường Bệnh viện

Để thực hiện chỉ thị về “Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế” số 08/CT-BYT ngày 29/07/2019 của Bộ Y tế, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai đã thực hiện kế hoạch hoạt động nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, đồng thời tổ chức ký cam kết thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động tại các Khoa/Phòng trong Bệnh viện.

Lỗ mở khí quản là gì?

Lỗ mở khí quản (lỗ thở) là một đường thông để đưa không khí vào thẳng khí quản mà không qua đường mũi họng.

Lỗ thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong trường hợp mở lỗ thở lâu dài, người bệnh phải biết cách vệ sinh, chăm sóc nó để tránh nhiễm trùng.

Những lưu ý khi thay băng, rửa lỗ mở khí quản?

- Thay băng, rửa vết mổ mở khí quản 1 lần mỗi ngày.

- Hút đàm nhẹ nhàng, đảm bảo vô trùng tránh viêm nhiễm. Tập ho khạc qua lỗ mở khí quản.

- Quan sát tình trạng vùng da xung quanh mở khí quản khi thay băng, tái khám ngay khi thấy dấu hiệu vùng da xung quanh mở khí quản sưng, đỏ, chảy máu, chảy mủ…

- Kiểm tra vị trí ống mở khí quản, kiểm tra dây cột mở khí quản được cột vừa vặn (nhét vừa 2 ngón tay), tái khám ngay khi thấy ống mở khí quản tụt hoặc rơi ra ngoài.

- Kiểm tra màu sắc, tính chất đàm nhớt trong ống mở khí quản mỗi khi thay băng, tái khám ngay khi thấy đàm nhớt tăng, lẫn máu, mủ, hoặc nghẹt đàm, tắt ống.

- Che lỗ mở khí quản bằng 1 miếng gạc ẩm để tránh bụi bẩn và dị vật rơi vào đường thở.

Chú thích ảnh
Mở khí quản. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Thay mới hoặc vệ sinh nòng trong mở khí quản như thế nào?

Bệnh nhân nên tái khám đúng hẹn để được kiểm tra thay mới hoặc vệ sinh nòng trong mở khí quản đúng cách để tránh các biến chứng.

Việc thay mới phải do bác sĩ thực hiện tại bệnh viện hay phòng khám có đủ trang thiết bị cấp cứu.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động như thế nào?

- Bệnh nhân nên uống nhiều nước, ăn bổ sung thêm rau xanh và trái cây, ăn uống theo chế độ bệnh lý kèm theo.

- Sử dụng máy tạo hơi nước trong phòng... để tránh viêm phổi, nhất là trong mùa đông.

- Khi ngủ, tránh để chăn hay ga giường bịt vào lỗ thở. 

- Khi tắm, nên che chắn lỗ thở và phải cẩn thận tránh để nước bắn vào đường thở gây ho, sặc, ngạt thở.

- Luyện tập thể thao nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe.

- Động viên tinh thần người bệnh giữ thái độ vui vẻ, lạc quan tránh suy nghĩ tiêu cực.

Tái khám khi nào?

Nên tái khám ngay khi có 1 trong các triệu chứng sau: sốt cao, khó thở, ho nhiều, đàm nhớt tăng nhiều hoặc lẫn máu mủ, tụt hoặc rơi ống mở khí quản, vùng da xung quanh mở khí quản sưng, nóng, đỏ, đau, chảy máu, chảy mủ...

Khám chữa bệnh BHYT đăng ký bất kỳ nơi đâu

Tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, đều được hưởng đúng tuyến trong  mọi trường hợp: khám bệnh (ngoại trú), điều trị nội trú, áp dụng tất cả các ngày trong tuần (bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ).

Quý khách hàng có thẻ bảo hiểm đăng ký khám chữa bệnh ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng hay bất kỳ đâu... khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đều được thanh toán theo quy định của bảo hiểm y tế.

Thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ tổng đài bệnh viện: 02923.917.901.

P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm