Ba hãng đấu giá hàng đầu thế giới bất ngờ 'hốt bạc' trong năm 2021

21/12/2021 22:33 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Doanh thu của ba “ông lớn” trong lĩnh vực đấu giá đã lên tới mức cao kỷ lục 15 tỷ USD trong năm 2021 do sự gia tăng số lượng tài sản trên toàn cầu và sự góp mặt của các nhà sưu tầm trẻ mới đã thúc đẩy doanh số bán tất cả mọi thứ từ tác phẩm của danh họa Basquiats đến túi Birkin.

Nhà Đấu giá CHỌN de l'art liên doanh với Bytenext ra mắt nền tảng số hóa

Nhà Đấu giá CHỌN de l'art liên doanh với Bytenext ra mắt nền tảng số hóa

Ngày 20/12 tới nền tảng giao dịch số hóa tác phẩm nghệ thuật NFT AvatarArt sẽ chính thức ra mắt và vận hành tại Hà Nội.

Christie's, một công ty đấu giá của Anh, ngày 20/12, đã báo cáo tổng doanh thu 7,1 tỷ USD trong năm 2021, mức cao nhất trong 5 năm. Nhà đấu giá của Mỹ Sotheby's trước đó đã báo cáo tổng doanh thu là 7,3 tỷ USD, mức tốt nhất trong lịch sử 277 năm của công ty. Còn nhà đấu giá Phillips cũng của Anh cho biết doanh thu đã tăng lên 1,2 tỷ USD trong năm nay, cũng là một kỷ lục của công ty.

Chú thích ảnh
Một phiên đấu giá tranh tại Sotheby’s. Ảnh: AFP

Mức doanh thu kỷ lục trên nêu bật sự gia tăng tài sản trên toàn cầu trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, trong bối cảnh chính phủ đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế, các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ, giá tài sản tăng vọt và nhu cầu tiêu dùng phục hồi đã tạo ra một làn sóng thanh khoản lớn cho những người mua sắm giàu có.

Sự bùng nổ trong giao dịch tiền điện tử và chứng khoán trực tuyến cũng tạo ra một thế hệ mới gồm những nhà sưu tầm trẻ tuổi, giàu có, những người bắt đầu mua mọi thứ từ nghệ thuật và xe hơi cổ điển đến xa xỉ phẩm, rượu vang, đồng hồ và kim cương trực tuyến.
Tác phẩm đắt giá nhất được đấu giá năm nay là tác phẩm "Femme assise pres d'une fenetre" của danh họa Pablo Picasso, đã thu về 103,4 triệu USD tại Christie's. Tác phẩm cao thứ hai là "In This Case" của Jean-Michel Basquiat, với giá 93,1 triệu USD.

Một nhân tố đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực đấu giá đó là sự xuất hiện của một thế hệ nhà sưu tầm mới, chưa từng là khách hàng của các nhà đấu giá lớn.

Sotheby's cho biết 44% số người tham gia đấu giá năm nay là người lần đầu tiên đến nhà đấu giá, trong khi một nửa số người mua tại Phillips là những người lần đầu tiên tham gia. Tại Christie's, 35% tổng số người mua là người mới, trong đó có 2/3 tham gia thông qua bán hàng trực tuyến. 1/3 những người mua mới của công ty này là những người thuộc thế hệ millennials.

Sự gia tăng của NFT, một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi số (blockchain), cũng góp phần đáng kể vào doanh thu của các nhà đấu giá. Christie's đã khởi động cuộc đấu giá NFT đầy sôi động hồi tháng 3/2021, khi tác phẩm "Everydays" của nghệ sĩ tiền mã hóa Beeple, tên thật là Mike Winkelmann, được bán với giá 69 triệu USD, phá vỡ kỷ lục NFT có giá trị cao nhất. Tổng doanh thu từ NFT của Christie's đạt 150 triệu USD.

Chú thích ảnh
Christie's, một công ty đấu giá của Anh

Sotheby's báo cáo doanh thu NFT là 100 triệu USD. Công ty này cũng đã cho ra mắt Sotheby's Metaverse, một thị trường mới cho NFT, trong năm nay.

Danh mục xa xỉ phẩm, như đồng hồ, đồ trang sức, rượu vang, túi xách và các mặt hàng thời trang khác, cũng ghi nhận một số bất ngờ lớn nhất về giá cả và nhu cầu. Phillips Watches đã chứng kiến một năm "White Glove" chưa từng có, nghĩa là 100% số hàng hóa được đưa ra đấu giá đã được bán hết với tổng số tiền là 209,3 triệu USD.

Sotheby's và Christie's đều báo cáo doanh thu bán hàng xa xỉ khoảng 1 tỷ USD, do những người giàu có đặt giá mua cao hơn nhiều so với ước tính tài sản. Tại Sotheby's, gần 2/3 hàng cao cấp được bán với giá cao hơn ước tính của họ.

Các nhà đấu giá lớn cũng thu được lợi nhuận từ việc duy trì hoạt động bán trực tiếp tác phẩm/vật phẩm cho người mua mà không cần đấu giá. Doanh thu từ hoạt động này của Christie's đạt kỷ lục 1,7 tỷ USD, trong khi Sotheby's đạt 1,3 tỷ USD. Những người giàu có, đặc biệt là người châu Á chiếm gần 1/3 doanh thu của Christie's.

Minh Hằng (Theo CNBC)/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm