Ai Cập thả các nhân viên của hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu

17/01/2020 11:21 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 16/1, Ai Cập cho biết sẽ thả các nhân viên của hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu bị nước này bắt giữ với cáo buộc phát tán "thông tin sai sự thật" và có quan hệ với Tổ chức Anh em Hồi giáo.

Ai Cập tiêu diệt 16 phần tử khủng bố tại khu vực Bắc Sinai

Ai Cập tiêu diệt 16 phần tử khủng bố tại khu vực Bắc Sinai

Ngày 21/5, Bộ Nội vụ Ai Cập cho biết cảnh sát nước này đã vây bắt 2 nhóm khủng bố, tiêu diệt 16 phần tử vũ trang tại thành phố Arish thuộc khu vực Bắc Sinai.

Cảnh sát Ai Cập ngày 14/1 đã tiến hành lục soát văn phòng của Anadolu tại Cairo và chính thức bắt giữ 4 nhân viên hãng thông tấn này một ngày sau đó. Bộ Nội vụ Ai Cập cho rằng các nhân viên trên có ý định thông tin sai sự thật nhằm "bóp méo hình ảnh" của nước này.

Bộ này cũng đã công bố danh tính của những người bị bắt giữ, gồm 3 nhà báo Ai Cập và 1 công dân Thổ Nhĩ Kỳ, người phụ trách mảng tài chính của văn phòng. Các trường hợp trên đều đã được chuyển sang cơ quan công tố.

Tuy nhiên, tối 16/1, cơ quan công tố Ai Cập cho biết sẽ thả không phải 1 mà là 2 người Thổ Nhĩ Kỳ và trục xuất họ thông qua đại sứ quán. Trong một thông báo, Tổng công tố Hamada Sawy cho biết nhà chức trách Ai Cập sẽ thả 3 nhà báo nước này sau khi nộp số tiền bảo lãnh 10.000 bảng Ai Cập (650 USD).

Chú thích ảnh
Lực lượng an ninh Ai Cập. Ảnh: AFP

Trong khi đó, hãng tin Anadolu ngày 16/1 cho biết 1 trong số 4 nhân viên của hãng bị bắt giữ trước đó ở Ai Cập đã được thả tự do và đang chờ các nhân viên còn lại được tại ngoại. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu đại sứ Ai Cập tại quốc gia này tới Bộ Ngoại giao để phản đối hành động lục soát văn phòng hãng tại Cairo.

Vụ việc trên xảy ra khiến căng thẳng giữa hai nước ngày càng gia tăng. Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập vốn đã mẫu thuẫn kể từ khi Ankara ủng hộ mạnh mẽ Tổ chức Anh em Hồi giáo mà Cairo đặt ngoài vòng pháp luật. Gần đây, hai bên cũng không đồng thuận với nhau trong vấn đề Libya. Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) ở Tripoli và được Liên hợp quốc công nhận, trong khi Ai Cập lại hỗ trợ chính quyền ở miền Đông.

Trần Quyên/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm