Những khoảnh khắc ngoại giao cân não của 'thần đồng chính trị', Thủ tướng Áo tương lai Sebastian Kurz

17/10/2017 08:13 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ở tuổi 31, trong khi nhiều người vẫn loay hoay với cuộc sống, sự nghiệp và việc xác định các mục tiêu của cuộc đời mình thì Sebastian Kurz lại đang ở rất gần đỉnh cao của sự nghiệp chính trị: trở thành Thủ tướng trẻ nhất thế giới của nước Áo.

Dù chưa có kết quả chính thức nhưng cuộc kiểm phiếu sơ bộ ngày 15/10 đã tiết lộ danh tính vị Thủ tướng tiếp theo của Áo có thể là Sebastian Kurz - người có biệt danh là Wunderwuzzi (người đi trên mặt nước).

Sebastian Kurz sinh năm 1986, ông tốt nghiệp ngành luật Đại học Vienna và cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc của Áo trước khi nhập học. Kurz được bổ nhiệm làm ngoại trưởng vào năm 2013 khi mới 27 tuổi, chỉ gần hai năm sau khi tốt nghiệp đại học và trở thành ngoại trưởng trẻ tuổi nhất của châu Âu và thăng tiến nhanh chóng trên chính trường:

Tuy tuổi trẻ, nhưng Sebastian Kurz đã có vai trò quan trọng trong nhiều cuộc đàm phán quyết định ảnh hướng lớn đến tương lai nước Áo cúng như châu Âu:

Chú thích ảnh
Ngày 3/3/2014, tại Brussels (Bỉ) diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU), tập trung thảo luận về diễn biến phức tạp tại Ukraine. Ngoại trưởng Đức, Pháp và Anh, các quốc gia được coi là quyền lực ở châu Âu, đều nhất trí thiết lập kênh ngoại giao cấp cao để tháo gỡ tình trạng căng thẳng giữa Nga với Ukraine liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị của Kiev hiện nay. Trong ảnh: Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz (phải) và người đồng nhiệm Italy Federica Mogherini tại Hội nghị Ngoại trưởng EU ở Brussels. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Ngày 5/5/2014, ba mươi Ngoại trưởng, trong đó có Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ukraine Andriy Deshchytsia đã tới Vienna, Áo, dự Hội nghị Hội đồng châu Âu nhằm thảo luận về tình trạng bạo lực leo thang ở Ukraine. Trong ảnh: Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz (phải) trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) tại Vienna. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Ngày 6/5/2014, Hội nghị Hội đồng châu Âu thảo luận về tình trạng bạo lực leo thang ở miền đông Ukraine khai mạc tại Vienna, Áo. Trong ảnh (từ trái sang): Ngoại trưởng Ukraine Andrii Deshchytsia, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz, Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Sebastian Kurz và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Hội nghị Hội đồng châu Âu ở Vienna ngày 6/5. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Ngày 31/10/2014 ngoại trưởng các nước thành viên Nhóm Visegrad 4 và các nước khu vực Tây Balkan đã tham dự phiên họp thường niên ngày 31/10 tại Bratislava, Slovakia để thảo luận về các vấn đề hợp tác trong khu vực, tình hình kinh tế ở Tây Balkan và những nỗ lực để đối phó với hậu quả của trận lũ lụt quét qua khu vực này tháng 5 vừa qua. Trong ảnh: (từ trái sang phải) Ngoại trưởng Slovakia Miroslav Lajcak, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz, Ngoại trưởng Ba Lan Grzegorz Schetyna và Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tại buổi họp báo sau cuộc họp ở Bratislava ngày 31/10. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Ngày 15/12/2015, CH Serbia và Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu tiến trình đàm phán về việc nước này gia nhập khối. Thủ tướng Serbia Alexandre Vucic tuyên bố "đây là một ngày lịch sử trọng đại đối với Serbia". Theo ông, gia nhập EU quan trọng đối với Serbia không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội, đồng thời nêu rõ Serbia sẽ tiếp tục đối thoại với người gốc Albania ở Kosovo và sẽ là trung tâm ổn định trong khu vực Tây Balkan. EU trao cho Serbia quy chế ứng cử viên từ tháng 3/2012. Serbia hy vọng có thể hoàn tất đàm phán gia nhập EU vào năm 2019. Trong ảnh: Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic (trái) và Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz tại vòng đàm phán. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Tại hội nghị của các nước Tây Balkan về vấn đề di cư tổ chức ngày 24/2 tại Vienna (Áo), các nước tham dự hội nghị (Áo, Slovenia, Croatia, Albania, Bosnia-Herzegovina, Bulgaria, Serbia, Macedonia, Montenegro) đã nhất trí về việc tiếp tục giảm số người di cư và tị nạn tiếp nhận vào khu vực Balkan. Kết thúc hội nghị, các nước đã thống nhất về việc bổ sung lực lượng cảnh sát tới các khu vực biên giới “điểm nóng” và đạt đồng thuận về việc áp đặt các tiêu chí trong việc từ chối hoặc đăng ký tiếp nhận người nhập cư. Trong ảnh (từ trái sang phải): Bộ trưởng Nội vụ Croatia Vlaho Orepic, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz, Bộ trưởng Nội vụ Áo Johanna Mikl-Leitner, Bộ trưởng Nội vụ Slovenia Vesna Gjerkes Znidar, Ngoại trưởng Macedonia Nikola Poposki và Bộ trưởng Nội vụ Serbia Nebojsa Stefanovic tại cuộc họp báo chung sau cuộc họp. 
Chú thích ảnh
Quan hệ ngoại giao giữa Áo và Hy Lạp, trở nên căng thẳng kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng người di cư, đã trở lại bình thường sau cuộc họp giữa Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz và Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias tại Vienna ngày 11/5/2016. Căng thẳng đã phát sinh giữa hai bên sau khi Áo, hồi tháng 2, chủ trì một cuộc họp quy tụ các quốc gia Tây Balkan nhằm tìm ra biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng di cư mà không mời đại diện Hy Lạp. Đặc biệt, việc các bên tham gia đi tới quyết định đóng cửa tuyến di cư Tây Balkan mà không cần ý kiến từ phía Hy Lạp đã khiến quốc gia cửa ngõ châu Âu này rút đại sứ của mình tại Áo, bà Chryssoula Aliferi, về nước. Trong ảnh: Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz (trái) và Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias (phải) tại cuộc họp báo sau cuộc gặp. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Ngày 14/11/2016, Liên minh châu Âu (EU) khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực khôi phục các mối quan hệ với Iran theo thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran với nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đạt được hồi năm ngoái, bất chấp việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ hủy bỏ thỏa thuận này. Trong một tuyên bố tại Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng các nước EU nêu rõ liên minh tái khẳng định cam kết kiên định của mình đối với thỏa thuận hạt nhân Iran. EU cam kết ủng hộ thực thi đầy đủ và hiệu quả thỏa thuận này bằng cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế-tài chính liên quan tới hạt nhân và hợp tác với khu vực tư nhân cũng như các nhà điều hành kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng, để thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Trong ảnh (từ trái sang): Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen, Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Istvan Simicsko, Ngoại trưởng Hungary và Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz tại hội nghị Hội đồng đối ngoại và quốc phòng EU ở Brussels (Bỉ) ngày 14/11. Ản: AFP
Chú thích ảnh
Ngày 6/3/2017, Hội đồng đối ngoại- quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các kết luận về tiến bộ được thực hiện trong chiến lược toàn cầu của EU về an ninh và quốc phòng. Hội đồng đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm cải thiện khả năng phản ứng của EU, đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch hơn với nền tảng là những cấu trúc đang tồn tại, đồng thời tăng cường phối hợp trên cả hai phương diện dân sự và quân sự trong khuôn khổ chiến lược tiếp cận toàn cầu của EU. Trong ảnh: Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault (trái), Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen (giữa) và Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz (phải) tại cuộc họp Hội đồng đối ngoại EU ở Brussels, Bỉ ngày 6/3. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Ngày 14/5/2017, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz đã được bầu làm Chủ tịch đảng Nhân dân Áo (OVP). Ông Kurz, 30 tuổi, sẽ thay thế ông Reinhold Mitterlehner, hiện là Phó Thủ tướng Áo, người đã thông báo từ chức dưới sức ép, một phần do ông không đủ năng lực giải quyết bất đồng nội bộ giữa các Bộ trưởng trong đảng. Trước khi được bầu làm người đứng đầu đảng bảo thủ, ông Kurz đã công khai kêu gọi tiến hành bầu cử trước thời hạn ở Áo. Ông Kurz cho biết sẽ gặp Thủ tướng Kern và Tổng thống Alexander van der Bellen trong ngày 15/5 để thảo luận về vấn đề bầu cử sớm, đồng thời bày tỏ mong muốn bầu cử sẽ được tiến hành sau mùa hè này. Trong ảnh: Ông Sebastian Kurz tại cuộc họp báo sau khi được bầu làm Chủ tịch đảng Nhân dân Áo ở Vienna ngày 14/5. Ảnh: AFP
Chú thích ảnh
Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz tại một phiên họp ở Vienna ngày 14/5/2017 trong cuộc đàm phán đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit. Cuộc đàm phán rất khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính khi mà hiện nay London đang nợ các đối tác trong EU. Chính Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz đã nhận định như vậy khi nói về tiến trình đàm phán đang bị coi là eo hẹp về thời gian để có thể đạt được một thỏa thuận làm hài lòng cho cả hai phía. Trước đó, EU yêu cầu Anh tất toán trước các “hóa đơn” rời khỏi châu Âu phù hợp nhất có thể, theo đó tính đến cả những cam kết về ngân sách đến ngày nước này chính thức chia tay EU với con số không chính thức vào khoảng 60 tỷ euro. Tuy nhiên, theo cách tính của tờ The Financial Times, con số này lên tới 100 tỷ euro.
Chú thích ảnh
Ngày 15/10, lãnh đạo đảng Nhân dân (OeVP) của Áo, Ngoại trưởng Sebastian Kurz đêm 15/10 đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử nước này, sự kiện chính trị được dự báo sẽ đưa ông Kurz trở thành người đứng đầu Chính phủ trẻ nhất châu Âu. Tuyên bố của ông Kurz được đưa ra sau khi các dự báo dựa trên hơn 90% số phiếu được kiểm cho thấy OeVP đang dẫn đầu với 31,4% phiếu bầu, trong khi đảng Dân chủ Xã hội trung-tả nhận được 26,6% phiếu ủng hộ và đảng Tự do hoài nghi hội nhập châu Âu nhận được 26,5%. Ông Kurz khẳng định kết quả này là "một sự ủy thác mạnh mẽ của cử tri để thay đổi đất nước", đồng thời lưu ý sẽ không loại trừ khả năng thành lập một Chính phủ thiểu số một khi kết quả chính thức được công bố. Trong ảnh: Lãnh đạo OeVP, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz trước những người ủng hộ tại một sự kiện ở Vienna, Áo ngày 15/10. Ảnh: AFP

Thảo Nhi (tổng hợp)

Hành trình thành Thủ tướng Áo tương lai của chàng trai 31 tuổi Sebastian Kurz: Không phải con nhà nòi!

Hành trình thành Thủ tướng Áo tương lai của chàng trai 31 tuổi Sebastian Kurz: Không phải con nhà nòi!

Ngay khi tuyên bố chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tại Áo hôm 15/10, cái tên Sebastian Kurz lập tức trở thành "cơn địa chấn", không chỉ trong chính giới toàn cầu mà còn cả với những ai hoạt động ngoài lĩnh vực chính trị.

Hallstatt - Viên ngọc của nước Áo

Hallstatt - Viên ngọc của nước Áo

Hallstatt chỉ có khoảng một nghìn dân cư nhưng đó lại là ngôi làng di sản. Bao đời nay, đó vẫn là một trong những ngôi làng đẹp nhất thế giới.

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm