"Họa Bì": Xoàng vì thiếu sex?

26/10/2008 15:56 GMT+7 | Văn hoá

(TT&VH Cuối tuần) - Ngay cả những người không hề có ý định xem sex ở Họa bì vẫn cảm thấy thất vọng khi hầu hết những cảnh quay “nóng bỏng” dưới nước và trong hang đá của hai nhân vật chính đã bị cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc yêu cầu cắt bỏ. Giống như yêu nữ Tiểu Vi bị lột da, bức thông điệp của đạo diễn Trần Gia Thượng cũng như của tác giả bộ Liêu trai chí dị Bồ Tùng Linh, không còn đủ sức thuyết phục.
 

Họa bì (bộ da vẽ) là một truyện nằm trong bộ truyện ma và yêu quái Liêu trai chí dị nổi tiếng từ đời nhà Thanh của nhà văn Trung Quốc Bồ Tùng Linh. Trong nguyên bản văn học, nhân vật Vương Sinh, quê ở Thái Nguyên, buổi sáng ra đường, gặp một cô gái chừng đôi tám, xinh đẹp tuyệt trần, lòng thích lắm. Cô gái bảo với Vương Sinh rằng vì gia đình nghèo, bị cha mẹ ép gả làm bé cho nhà giàu, bị vợ cả đánh đập nên mới trốn đi. Vương Sinh thương tình đem cô gái về nhà và ngày đêm ân ái. Vợ của Vương Sinh là Trần thị cảm thấy có sự không bình thường từ cô gái nên khuyên chồng để cô ấy đi nhưng Vương Sinh không nghe. Một hôm, Vương Sinh gặp được một đạo sỹ. Đạo sỹ cảnh báo cô gái chính là yêu nữ hóa thân nhưng Vương Sinh không tin, cho đến khi chính chàng bắt gặp tại trận yêu nữ đang “lột xác”. Cô gái xinh đẹp mà Vương Sinh đem về thực chất là một yêu nữ gớm ghiếc. Vẻ đẹp bề ngoài của yêu nữ chính là nhờ bộ da vẽ mà thỉnh thoảng, yêu nữ hay lột ra để tô vẽ lại. Hoảng sợ, Vương Sinh tìm đến đạo sỹ nhờ giúp đỡ và được đạo sỹ cho một cái phất trần từ ma. Tức giận, yêu nữ bẻ luôn cả phất trần và moi lấy trái tim củaVương Sinh. Trần Thị sợ quá bèn cùng với người em chồng là Nhị Lang đi tìm đạo sỹ. Dưới sự giúp đỡ của đạo sỹ, yêu nữ đã bị tiêu diệt, chỉ còn lại tấm da. Sau đó, cũng nhờ đạo sĩ, Vương Sinh dần dần hồi sinh theo cách gần giống chuyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt của ta.

Không chỉ ở Họa bì, trong trọn bộ Liêu trai chí dị, thế giới người và ma, người và yêu quái không thật sự tách biệt. Và đấy cũng chính là cái nhìn con người, nhìn cuộc sống hết sức nhân bản của Bồ Tùng Linh. Ma, yêu quái trong Liêu trai chí dị chính là hình ảnh của những dục vọng, những bóng tối, những âm khí trong cuộc sống và con người dương gian. Hầu hết yêu ma trong Liêu trai chí dị giống như yêu nữ trong Họa bì, hết sức xinh đẹp, quyến rũ, và các nam sinh trong truyện đều vì ham mê ân ái mà bị yêu nữ bỏ bùa đến chết.
 
Trở lại với việc đưa Họa bì truyện lên màn ảnh, câu chuyện tình yêu bạo liệt và đầy màu sắc ma quái này đã thực sự hấp dẫn các nhà làm phim Trung Quốc. Phiên bản điện ảnh sớm nhất của Họa bì ra mắt vào năm 1966, của đạo diễn Bảo Phương, với nhân vật ma nữ do diễn viên Châu Hồng đảm nhận. Đây cũng là bản trung thành với nguyên tác truyện nhất. Đến năm 1993, Họa bì với tên gọi Họa bì chi âm dương pháp vương với các diễn viên : Trịnh Thiếu Thu, Hồng Kim Bảo và Vương Tổ Hiền đạt doanh thu 1,3 triệu đô la Hong Kong. Đến năm 2006, Họa bì một lần nữa được đưa lên màn ảnh, nhưng lần này là màn ảnh nhỏ với bộ ba Giang Hoa, Tăng Lê và Phan Nghi Quân. Và Họa bì mới nhất là phiên bản 2008 của đạo diễn Trần Gia Thượng đang nổi sóng trên thị trường chiếu bóng châu Á, trong đó có Việt Nam (khởi chiếu từ hôm nay, 24/10), và là đại diện của điện ảnh Hong Kong tại cuộc tranh tài Oscar 2009 cho Phim nước ngoài hay nhất.
So với các phiên bản trước, Họa bì 2008 ít nhiều gia giảm màu sắc yêu quái, kinh dị, mà nghiêng về câu chuyện tình yêu nhiều hơn và đều là những mối tình tay ba rượt đuổi giữa người với người, người với yêu tinh và yêu tinh với yêu tinh. Chàng Vương sinh lúc này không phải là một nho sinh mà là một đại tướng thời Tần Hán thống lĩnh đội quân chiến đấu với đám cướp sa mạc ở Tây Vực. Trong cuộc chiến này, tình cờ Vương Sinh cứu sống được một người con gái nhan sắc tên là Tiểu Vi và đưa cô về nhà cưu mang. Thực chất, Tiểu Vi là một nữ hồ ly ngày ngày phải ăn tim người để có thể duy trì được làn da người của mình. Trớ trêu là yêu nữ Tiểu Vi lại đem lòng yêu Vương Sinh, muốn chiếm đoạt chàng cho riêng mình nên đã tìm mọi cách hãm hại Bối Dung (vợ Vương Sinh).
 
  • Họa Bì vẫn hút khách
  • Họa bì gây tranh cãi về đạo đức hôn nhân ở Trung Quốc
  • Người đóng thế cảnh nóng trong Họa bì lên tiếng
  • Châu Tấn nói về Họa Bì và tình yêu
  • Châu Tấn nói về Họa Bì và “Suy đoán của Lý Mễ”
  • Oái oăm ở chỗ, Vương Sinh dù lý trí luôn nói câu chung thủy với người vợ hiền thảo, nhưng thể xác vẫn tơ tưởng ngày đêm vẻ quyến rũ của yêu nữ. Phần nổi của bộ phim là cuộc đấu tranh của nàng Bối Dung (Triệu Vy) với yêu nữ (Châu Tấn) để bảo vệ chồng và hạnh phúc gia đình. Nhưng phần chìm, lại là cuộc đấu tranh trong chính con người Vương Sinh, giữa một bên là tình nghĩa vợ chồng, tình yêu sâu nặng, với một bên là dục vọng, là xúc cảm bất ngờ. Nhân bản ở chỗ, vào giây phút biết được sự thật Tiểu Vi chính là yêu quái, Vương Sinh vẫn phải thú nhận đã yêu nàng ta thật lòng, bởi những dục vọng, những ham muốn trong anh là có thật !
     
    Thế mới biết "yêu bằng tiếng hát yêu tinh" của nhạc sĩ Phạm Duy, "yêu như loài ma quái đi theo ai cuối chân trời" của Phượng yêu là như thế nào, là khó thoát làm sao! 
     
    Thế mới hiểu tại sao đạo diễn Trần Gia Thượng lại bỏ nhiều tâm sức cho những cảnh sex trong phim, chứ không phải những cảnh chiến trận được dàn dựng khá…qua loa. Sex ở Họa bì không đơn giản chỉ là sex. Nó là hình ảnh cụ thể hóa của những ham muốn khó cưỡng lại của con người Vương Sinh. Nó là sự đau đớn có thật trong mỗi con người, bất kể chủng tộc và thời đại. Đấy cũng chính là tính trường tồn trong thông điệp về con người của Liêu trai chí dị, lý giải vì sao Họa bì vẫn có sức hấp dẫn như thế sau hàng trăm năm.

    Họa bì được công ty BHD mua bản quyền chiếu rạp tại Việt Nam từ nhà phát hành East Mordor (Hong Kong) tại Hội chợ phim Cannes 5/2008. Theo tiết lộ của BHD, tiền mua bản quyền Họa bì cao hơn rất nhiều bản phim bình thường khác, là một trong những phim được mua với giá cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Phim được công chiếu rộng rãi trên các rạp toàn quốc từ ngày 24/10.

    Thật đáng tiếc, khi những cảnh sex (nghe nói là được quay rất nghệ thuật) chỉ được nhìn nhận là sex nên đã bị “lột da” khỏi bộ phim, khiến Họa bì của Trần Gia Thượng lẽ ra là một câu chuyện đương đại hấp dẫn, đầy xúc cảm trở thành một câu chuyện yêu ma xen với tình yêu tay ba hơi…quá bình thường. Chưa kể, có vẻ vì thế nhân vật Vương Sinh của Trần Khôn có phần bị đơ, cứng, thiếu đi vẻ quyến rũ, sinh động cần phải có.

     
    Nhân xem Họa bì, nhớ đến Sắc, giới của đạo diễn Lý An, và xa hơn nữa, Vương quốc đam mê của đạo diễn người Nhật Nagasi Oshima. Nếu tước bỏ những trường đoạn ân ái của hai diễn viên chính trong Sắc, giới, thì thông chỉ thông điệp của bộ phim trở nên yếu ớt mà tâm lý nhân vật cũng trở thành khiên cưỡng. Tương tự, Oshima đã phải chấp nhận để phim của ông phát hành ở Pháp, nói tiếng Pháp để sex được nói đúng câu chuyện của mình.
     
    P.T.T.T

    Cùng chuyên mục
    Xem theo ngày
    Đọc thêm